• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3847 Lượt xem

Giảng viên chính là gì?

Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT, quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chứng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, có đề cập tới tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng giảng viên chính.

Giang viên là một trong những ngành nghề được rất nhiều người ngưỡng mộ và mong muốn được trở thành giảng viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết nhất định về Giảng viên.

Do đó, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm giải đáp câu hỏi lớn: Giảng viên chính là gì?

Giảng viên chính là gì?

Giảng viên chính là Ngạch viên chức ngành Giáo dục và đào tạo được xếp cho viên chức, chuyên làm nhiệm vụ giảng dạy ở các bậc cao đẳng, đại học và sau đại học.

Giảng viên chính tiếng Anh là gì?

Giảng viên chính tiếng Anh là Main lecturer

Điều kiện để dự thi Giảng viên chính?

Hiểu được khái niệm giảng viên chính, không ít người băn khoăn, điều kiện trở thành giảng viên chính là gì? do đó, chúng tôi tiếp tục chia sẻ về điều kiện dự thi giảng viên chính.

Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 – Điều 6 – Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT, quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chứng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, có nhắc tới tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng giảng viên chính, cụ thể:

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

+ Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm.

+ Hiểu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tiễn đối với chuyên nhành đào tạo.

+ Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

+ Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (Do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN.

+ Tác giả của ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN.

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng II).

+ Viên chức dụ thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) mã số V.07.01.02 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sỹ, đủ 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sỹ; trong đó phải có ít nhất 01 năm (Đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Nhiệm vụ của giảng viên chính

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 6 – Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT, cụ thể:

– Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định.

– Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; đề xuất chủ trương, phương hướng và biện phát triển của ngành hoặc chuyên ngành được giao đảm nhiệm; chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học.

– Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

– Chủ trì, tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; viết và giam gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục dại học.

– Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập.

– Tham gia bồi dường giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của khoa học chuyên ngành.

– Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

– Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giảng viên và giáo viên có phải là một không?

– Giảng viên và giáo viên đều là những công tác làm việc trong ngành Giáo dục. Là những người trực tiếp đào tạo ra những lớp nhân tài cho đất nước, hình thành tính cách con người và gián tiếp tác động lên an ninh xã hội.

– Về bản chất vai trò của cả hai đều rất quan trọng, tuy nhiên giảng viên và giáo viên không phải là một. Do đó, cả hai có một số điểm khác biệt như sau:

+ Giáo viên giảng dạy tại các cấp giáo dục từ Tiểu học đến Trung học Phổ thông, còn đối với giảng viên giảng dạy tại các cấp giáo dục Trung cấp, cao đẳng, đại học.

+ Giáo viên là người cung cấp kiến thức cơ bản nhất đến học sinh, bên cạnh đó là những bài học cuộc sống. Lên kế hoạch thực hiện tiết dạy, tiến hành các tiết dạy học và phát triển tư duy cho học sinh thông qua các chương trình giảng dạy của nhà trường, là người kiểm tra, suy nghĩ ra đề thi đánh giá năng lực và chấm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng học sinh.

Giảng viên không đi sâu xây dựng nhân cách mà đi sâu vào cung cấp kiến thức chuyên môn, đào tạo năng lực nghề nghiệp.

+ Thời gian làm việc tương đối khác biệt. Giáo viên có thời gian làm việc cố định hơn so với giảng viên.

Như vậy, Giảng viên chính là gì? Đã được chúng tôi cung cấp một cách chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày quy định của pháp luật liên quan tới tiêu chuẩn giảng viên chính.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi