Giá trị văn hóa là gì? Ví dụ về giá trị văn hóa

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 7939 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên, là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vậy Giá trị văn hóa là gì?

Giá trị văn hóa là gì?

Giá trị văn hóa là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu…trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa.

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa, khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển. 

Hiện nay, trước những thách thức đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, càng phải chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Các di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể (lâu đài, thanh quách, đình, chua, miếu, phủ, di sản thiên nhiên, bảo vật, cổ vật…) và di sản văn hóa phi vật thể (nghệ thuật, văn chương, tri thức, kỹ năng, phong tục, tập quán, tin ngưỡng…), mang những giá trị văn hóa – vốn văn hóa đặc sắc, tiêu biểu cho lịch sử xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. 

Các giá trị văn hóa truyền thống phải được bảo tồn và tích hợp với giá trị của đời sống văn hóa mới, trên cơ sở phương châm làm cho con người ngày càng tốt đẹp hơn, loại bỏ những yếu tố xấu và yếu tố lạc hậu.

Đặc điểm của giá trị văn hóa

Để hiểu rõ hơn Giá trị văn hóa là gì? cần nắm được đặc điểm của giá trị văn hóa như sau:

– Giá trị văn hoá thể hiện qua cách ứng xử của con người, qua quan hệ giữa con người với tự nhiên, người với cộng đồng xã hội, con người với người khác, con người với bản thân mình.

Chân, giả, thiện, ác, đẹp, xấu, lành, dữ, cao quý, tầm thường, linh thiêng, phàm tục…chính là các giá trị thể hiện của con người trong các quan hệ ấy. 

– Giá trị văn hoá có tính nhân loại và đồng thời có tính khu vực, tính dân tộc, phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt.

Văn hoá nào cũng phục vụ cho con người trong các nhu cầu ăn, uống, thở, bài tiết, giao cấu, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, cưới xin, ma chay, sinh đẻ, chữa bệnh, sản xuất, tích trữ, tự vệ, chống thú dữ và kẻ thù, lưu giữ thông tin…Đó là nền tảng của tính nhân loại.

Nhưng đồng thời con người thực hiện các nhu cầu trên theo những phương thức, phương tiện, nghi thức, chất liệu rất khác nhau lại làm nên tính khu vực và tính dân tộc.  Có thể nói địa vực nào văn hoá ấy.

– Các giá trị văn hóa tùy theo muc đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần), theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ theo thời gian có thể phân hiệt các giá trị vĩnh cừu và giá trị nhất thời.

– Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn hiện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.

– Giá trị văn hoá tuy có ý nghĩa lâu dài nhưng vẫn là một phạm trù có tính lịch sử, không phải là vĩnh viễn. Theo sự phát triển của xã hội, những giá trị văn hoá lỗi thời sẽ mất đi có những giá trị mới phù hợp với tiến bộ nảy sinh.

– Khi một thời đại mới xuất hiện nảy sinh cuộc tái kiến tạo văn hoá mới, đấu tranh chống các giá trị văn hoá lỗi thời diễn ra. Có thể nói thời đại nào văn hoá ấy. Lịch sử Việt Nam là lịch sử bi thương và anh hùng, văn hoá Việt Nam là văn hoá khẳng định tính độc lập tự chủ của dân tộc.

Ví dụ về giá trị văn hóa

Trong những năm qua, các giá trị văn hóa ở nước ta, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống, luôn được chú trọng bảo tồn và phát huy.

Giá trị văn hóa là gì?  đã được giải thích ở nội dung trên, ví dụ về giá trị văn hóa như sau:

Trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có 23 di tích cấp quốc gia được xếp hạng, ghi danh 31 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngành văn hóa đã hoàn thiện hồ sơ gửi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đề cử di sản Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà (tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) ghi danh vào Danh mục di sản thế giới;

Đưa Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương) vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới.

Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được đẩy mạnh thông qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Những kết quả trên đã thể hiện sự chủ động thích ứng với những khó khăn của ngành văn hóa và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay, từng bước bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển văn hóa và phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra của thực tiễn. 

5/5 - (6 bình chọn)