• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Là gì? |
  • 1643 Lượt xem

G7 là gì?

Hội nghị thường niên G7 được xem là cơ hội để các nhà lãnh đạo cùng nhau tìm kiếm những đồng thuận nhằm ứng phó với những thách thức chung của toàn cầu, tuy nhiên trên thực tế thì từ năm 2017 đến nay, những kỳ hội nghị G7 luôn diễn ra căng thẳng và bất hòa.

G7 là một trong những nhóm hợp tác lớn nhất trên thế giới hiện nay, quy tụ các thành viên đều là những quốc gia phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Do đó, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu cụ thể về G7 là gì? Vai trò của nhóm G7 đối với thế giới hiện nay.

G7 là gì?

G7 trong tiếng Anh có nghĩa là Group of seven. Đây là diễn đàn của 7 quốc gia với điểm chung tương đồng đó chính là có nền kinh tế phát triển mạnh nhất trên thế giới hiện nay, gồm có: Đức, Pháp, Italia, Nhật Bản, Mỹ và Canada.

Theo đó vị trí chủ tịch của G7 sẽ lần lượt do các quốc gia thay phiên nhau nắm giữ, trong một số trường hợp thì Liên minh Châu Âu cũng được coi là thành viên thứ 8 của nhóm vì nó cũng có đầy đủ các quyền à trách nhiệm như những thành viên khác, ngoại trừ việc không được chủ trì hoặc tổ chức các cuộc họp.

Có thể nói do xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã khiến nền kinh tế tư bản lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, do đó mà các quốc gia tư bản hàng đầu đã tìm mọi cách phối hợp với nhau để đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng và cố gắng nhanh chóng thoát khỏi nó.

Do vậy mà đến năm 1977, G7 được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Ban đầu nhóm chỉ gồm có 6 quốc gia là Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Hoa Kỳ, đến năm 1976 thì Canada mới gia nhập và chính thức nhóm đổi tên thành G7.

Hàng năm Hội nghị cấp nguyên thủ của G7 sẽ được triệu tập để bàn thảo, tra đổi và cung cấp các thông tin về chính sách kinh tế chung của các quốc gia trong nhóm, đồng thời cũng quan tâm đến tình hình phát triển kinh tế chung của toàn tế giới.

Trong những năm gần đây thì Nga thường được mời tham gia vào hội nghị hàng năm của nhóm G7 và trở thành hội nghị G7+1, hay gần đây còn được gọi là hội nghị G8.

Vai trò của G7

Mục đích chính để thành lập của nhóm G7 là cùng nhau thảo luận, phối hợp cùng hành động để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Nhóm G7 đã thảo luận về các cuộc khủng hoảng tài chính, hệ thống tiền tệ và các cuộc khủng hoảng khác diễn ra trên thế giới.

Ngoài ra nhóm G7 cũng đưa ra các hành động thiết thực nhằm giải quyết các vấn đề, nỗ lực để giảm nợ cho các quốc gia trong nhóm nước đang phát triển.

Cụ thể trong năm 1996 thì Ngân hàng Thế giới và G7 đã cùng nhau giúp đỡ cho 42 quốc gia nghèo có nợ, thực hiện Chương trình xóa nợ đa phương… Năm 1997 nhóm G7 đã cung cấp 300 triệu USD để tiến hành xây dựng công trình ngăn chặn lò phản ứng hạt nhân tan vỡ tại Chernobyl, đến năm 1999 thì nhóm quyết định tham gia sâu hơn vào việc “quảng ký hệ thống tiền tệ quốc tế” bằng cách tạo ra Diễn đàn ổn định tài chính gồm các cơ quan tài chính quốc gia lớn như bộ tài chính, ngân hàng trung ương hay các cơ quan tài chính quốc tế.

Hướng đến nhóm G8

Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế toàn câu, nhóm G7 đã có động thái phản ứng, bao gồm cả khi Liên Xô cam kết sẽ tạo ra một nền kinh tế thị trường theo hướng tự do hơn và tiến hành tổ chức bầu cử tổng thống trự tiếp được diễn ra lần đầu tiên vào năm 1991.

Sau khi cuộc họp của nhóm G7 diễn ra vào năm 1994 tai Naples, tổng thống Nga lúc bấy giờ là Boris Yeltsin đã tổ chức các cuộc họp với các quốc gia thành viên nhóm G7. Đến năm 1998 thì sau sự thúc giục từ phía các nhà lãnh đạo của các quốc gia, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Bill Clinton thì Nga đã chính thức được thêm vào nhóm G7 với tư cách là thành viên chính thức, nhóm G7 đổi tên thành nhóm G8.

Tuy nhiên, vào năm 2014, Nga lại bị loại bỏ ra khỏi nhóm G7 sau khi tiến hành sáp nhập Crimea dẫn đến căng thằng ở khu vực Ukraine. Đến hiện giờ Nga vẫn đang nằm ngoài nhóm G7.

Những thách thức đối với nhóm G7

Hội nghị thường niên G7 được xem là cơ hội để các nhà lãnh đạo cùng nhau tìm kiếm những đồng thuận nhằm ứng phó với những thách thức chung của toàn cầu, tuy nhiên trên thực tế thì từ năm 2017 đến nay, những kỳ hội nghị G7 luôn diễn ra căng thẳng và bất hòa.

Cụ thể tại hội nghị thưởng định diễn ra vào năm 2017 thì Italya bị đánh giá là u ám bởi những tranh cãi xoay quanh việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hội nghị năm 2018 thì Canada cũng bị coi là thất bại khi tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối ký tuyên bố chung do những bất đồng.

Bên cạnh cuộc chiến với Trung Quốc, Mỹ và Pháp cũng đang có dấu hiệu bị cuốn vào “cuộc chiến thương mại” sau quyết định của Paris áp thuế 3% với hàng công nghệ kỹ thuật số, tác động tới các tập đoàn lớn của Mỹ. Nhật Bản vướng vào tranh cãi thương mại với Hàn Quốc, làm lung lay liên minh giữa hai quốc gia Đông Bắc Á này với Mỹ.

Tiếp đến các nước hiện phải đối mặt với những vấn đề như: biến đổi khí hậu, công nghệ, nguồn dân di cư. Cuộc chiến chống bất bình đẳng được tăng cường ở cấp độ quốc tế, thông qua việc xây dựng quan hệ đối tác mới với châu Phi và nhất là tại khu vực Sahel, nơi tập trung hầu hết thách thức của “lục địa Đen”.

Những diễn biến trên đang tạo sức ép đối với các nhà lãnh đạo G7, nhất là trong những năm gần đây thì G7 đưa ra mục tiêu tham vọng: tiếp tục đóng vai trò quyết định trong 3 lĩnh vực lớn, bao gồm bảo vệ khí hậu và đa dạng sinh học, với trọng tâm là tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường và thay đổi phương thức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa; hành động vì hòa bình, chống lại các mối đe dọa đến an ninh và khủng bố, bằng cách cải thiện cách thức phản ứng đối với khủng hoảng và xung đột gây bất ổn xã hội; bảo vệ dân chủ, chú trọng việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo phục vụ quyền và lợi ích của con người.

Riêng với nước chủ nhà Pháp, nội dung ưu tiên chính trong năm Chủ tịch G7 là chống bất bình đẳng, bởi Pháp cho rằng trên thế giới vẫn còn diễn ra tình trạng “bất bình đẳng một cách không thể chấp nhận được” và hy vọng nhóm G7 sẽ tìm ra hướng giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về G7 là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Quý khách hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (55 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?

Chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị , kín đáo và vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt...

Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư phải là chủ sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đó, trường hợp người đang sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác đó ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư thì có thể được bầu làm thành viên...

Thanh tra viên là gì? Mức lương của thanh tra viên

Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu...

Ý kiến pháp lý là gì?

Ý kiến pháp lý quy định tại Nghị định 51/2015/NĐ-CP là văn bản do Bộ Tư pháp cấp về tính hợp pháp của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp...

Kiều bào là gì?

Kiều bào là từ người trong nước dùng để gọi đồng bào của mình đang sống, làm việc hoặc học tập ở nước...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi