Fta là gì? Fta viết tắt từ từ gì?
FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ. Từ đó từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
FTA là một khái niệm xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện báo đài, nhưng không phải ai cũng nắm được Fta là gì? Fta viết tắt từ từ gì? Hiểu được vấn đề đó, chúng tôi biên soạn bài viết dưới đây để Khách hàng có thêm thông tin hữu ích.
FTA là gì?
FTA là Hiệp định thương mại tự do, Theo cách hiểu chung nhất thì một Hiệp định thương mại tự do là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều Thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các Thành viên với nhau.
Fta viết tắt từ từ gì?
FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ. Từ đó từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
FTA có thể mang nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại Khu vực (Regional Trade Agreement)… nhưng bản chất đều là các thỏa thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các Thành viên.
Thành viên của các FTA có thể là các quốc gia (ví dụ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ…) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (ví dụ Liên minh châu Âu, Hong Kong Trung Quốc…). Vì vậy, thông thường khi nói tới Thành viên FTA, người ta hay dùng từ chung là “nền kinh tế”.
Các FTA có thể là song phương (02 Thành viên) hoặc đa phương/khu vực (nhiều hơn 02 Thành viên).
Phạm vi “thương mại” trong các FTA được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh sinh lời, trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và cả các vấn đề khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương mại (sở hữu trí tuệ, mua sắm công, lao động, môi trường…).
Đặc trưng của FTA
Một số đặc trưng của một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thường thấy như sau:
– Giữa các quốc gia thành viên, thuế quan hay hạn ngạch sẽ được giảm hoặc xóa bỏ.
– Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên.
– Cho phép đẩy mạnh chuyên môn hóa thế mạnh của từng thành viên.
– Cần có các quy tắc để FTA có thể vận hành, ví dụ như: mỗi nước cần làm các thủ tục thuế quan nào, các loại thuế nào sẽ giảm và loại nào sẽ bị xóa, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ ra sao,…
– Luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa các bên hợp tác.
– Tạo ra các cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên.
Phân loại các FTA
Theo như thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã có khoảng 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực được chia thành bốn nhóm chính.
– FTA khu vực: Hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực, ví dụ như AFTA.
– FTA song phương: Đây là bản ký kết giữa hai nước, có thể kể đến như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) hay Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA),…
– FTA đa phương: Hiệp định được ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau, ví dụ như TPP
– FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: Có thể hiểu đây là bản giao kết giữa một tổ chức với một quốc như, một số ví dụ điển hình như Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu ÂU (EVFTA),…
Việt Nam đã tham gia bao nhiêu FTA ?
Tính tới 1/7/2018, Việt Nam tham gia tổng cộng 16 FTA, trong đó:
– 10 FTA đang có hiệu lực
– 02 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực
– 01 FTA đã hoàn tất đàm phán nhưng chưa ký
– 03 FTA đang trong quá trình đàm phán
Tổng số đối tác đang có FTA với Việt Nam là 21 (nền kinh tế). Khi tất cả 16 FTA này có hiệu lực với Việt Nam thì số đối tác mở cửa cho Việt Nam thông qua FTA sẽ là 57 (nền kinh tế).
Các FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia là FTA khu vực, với các đối tác trong khu vực ASEAN hoặc với các đối tác chung của ASEAN trong khu vực châu Á. Về nội dung, tất cả các FTA này đều là các FTA truyền thống, chủ yếu tập trung vào việc mở cửa thị trường hàng hóa.
Những FTA Việt Nam tham gia sau này phần lớn là các FTA song phương hoặc đa phương, với các đối tác xa hơn về địa lý (châu Âu, châu Mỹ). Về nội dung, đa số các FTA này là FTA thế hệ mới, bao trùm nhiều lĩnh vực, vấn đề cả thương mại và phi thương mại.
Lưu ý:
FTA truyền thống thường chỉ bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa (mà quan trọng nhất là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 70-80% số dòng thuế). Một số ít có thêm các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ (mở cửa thêm các dịch vụ so với mức mở cửa trong WTO) và các nguyên tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh… Tuy nhiên, những cam kết về các vấn đề này thường là chung chung, ít ràng buộc cụ thể ở mức cao.
Tất cả các FTA mà Việt Nam đã ký trước năm 2014 (bao gồm 06 FTA trong khuôn khổ ASEAN và 02 FTA song phương với Nhật Bản (VJEPA) và với Chile (VCFTA) đều là các FTA truyền thống, với nội dung chủ yếu là loại bỏ thuế quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các Thành viên.
– FTA thế hệ mới của Việt Nam
Các FTA thế hệ mới bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại trong nhiều lĩnh vực (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường…), trong đó mức độ cam kết mở cửa mạnh (ví dụ thường là xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 95-100% số dòng thuế, mở cửa mạnh nhiều lĩnh vực dịch vụ, mở cửa mua sắm công), đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao trong các vấn đề quy tắc.
Việt Nam hiện đang thực thi 02 FTA thế hệ mới, bao gồm FTA song phương với Hàn Quốc (VKFTA) và FTA với khối Liên minh Á-Âu (EAEU). Mặc dù vậy, lĩnh vực “thế hệ mới” của các FTA chỉ được đề cập khá hạn chế, chủ yếu là các cam kết mang tính tuyên bố định hướng, không có các nội dung ràng buộc cụ thể.
Các FTA thế hệ mới thực sự mà Việt Nam đã từng đàm phán là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (TPP-CPTPP) và FTA với EU (EVFTA), hai FTA sắp có hiệu lực.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Fta là gì? Fta viết tắt từ từ gì viết tắt từ từ gì? Khách hàng quan tâm đến nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Chứng chỉ quản lý dự án là gì?
Chứng chỉ quản lý dự án là văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đó hoạt động trong lĩnh vực xây...
Động năng của vật tăng khi ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương, mọi vật xung quanh ta đều mang năng lượng, khi một vật tương tác với các vật khác thì giữa chúng có thể có trao đổi năng lượng khi một vật có động năng thì vật đó có thể tác dụng lực lên vật khác và lực này sinh...
Môi trường là toàn bộ bao gồm các yếu tố về vật chất nhân tạo và những yếu tố của tự nhiên, chúng có mối quan hệ rất mật thiết từ và tồn tại xung quanh đến con người, từ đó ảnh hưởng tới sự tồn tại, cuộc sống cùng sự phát triển của chúng...
Trình độ chính trị trong sơ yếu lý lịch ghi như thế nào?
Trình độ lý luận trong sơ yếu lý lịch là mục kê khai về trình độ chính trị của người khai thông tin trong các mẫu sơ yếu lý lịch xin vào cơ quan nhà nước hoặc của người xin vào...
Xem thêm