Em hiểu câu tục ngữ tấc đất tấc vàng như thế nào
Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
Câu hỏi: Em hiểu câu tục ngữ tấc đất tấc vàng như thế nào
A. Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.
B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
D. Cả ba ý trên.
Đáp án đúng D.
Em hiểu câu tục ngữ tấc đất tấc vàng là Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai, do Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng, qua đó Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
Lý giải việc chọn đáp án D là do:
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Bởi vậy mà ông cha ta có câu: “Tấc đất tấc vàng” như một lời nhắc nhở con cháu phải biết coi trọng và giữ gìn đất đai.
Đầu tiên, “tấc” là một đơn vị dùng để đo lường, “đất” hiểu đơn giản là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao.
Ông cha ta đã so sánh “tấc đất” với “tấc vàng” để cho thấy tầm quan trọng, cũng như sự quý giá của đất đai. Và từ đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần phải quý trọng, bảo vệ đất đai.
Đất đai chính là nơi để con người xây dựng nhà cửa. Không chỉ vậy, đất đai còn là nơi để trồng trọt, chăn nuôi tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cuộc sống hằng ngày. Với một quốc gia, đất đai chính là một phần thuộc về chủ quyền lãnh thổ – điều bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc. Điều đó đã được chứng minh trong lịch sử. Dân tộc Việt Nam đã qua những cuộc đấu tranh, từ kẻ thù phương Bắc đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Rất nhiều người đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất của quê hương. Con người Việt Nam đã sống đúng với lời căn dặn trong di chúc của vua Trần Nhân Tông: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.
Hiểu được tầm quan trọng của đất đai, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ và giữ gìn: sử dụng đất đai một cách hợp lý; tránh sử dụng các chất hóa học trong sản xuất gây ô nhiễm nguồn đất; không để đất bị cằn cỗi, bạc màu…
Như vậy, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã cho thấy được tầm quan trọng của đất đai. Mỗi người hãy có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên quý giá này.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Một số thể loại văn học kịch, văn nghị luận
Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp trong đó đối tượng mô tả của kịch là những xung đột trong đời sống, đặc trưng của kịch là dùng lời thoại của nhân vật, tái tạo những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc...
Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?
Theo hệ thống phân loại năm giới, sinh vật được chia thành các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động...
Đông Á là khu vực có dân số rất đông, biểu hiện là?
Đông Á hoặc đôi khi Đông Á còn được gọi là Viễn Đông là những thuật ngữ mô tả một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay các văn minh và văn hóa. Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với Thái Bình Dương, có điều kiện tự nhiên rất đa...
Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ tây sang đông?
Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông do sự khác biệt về địa hình, địa chất, và khí hậu giữa các khu vực. Miền Tây châu Âu có khí hậu ẩm ướt và mùa đông ấm hơn so với miền Đông, do đó các loại cây rừng lá rộng và cây bụi có thể sinh trưởng tốt...
Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà ra đời trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà đến nay vẫn chưa thể khẳng định được tác giả của nó là ai, mặc dù một số nguồn cho rằng Lý Thường Kiệt là người viết...
Xem thêm