Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 12321 Lượt xem

Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975

Miền Nam, 05/1954. Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mỹ vào thay chân Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

Những cuộc kháng chiến của dân tộc qua đi, để lại phía sau là những nổi đau những mất mát nặng nề đối với cả một dân tộc. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được niềm tự hào, sự ghi nhớ của các đời sau dành cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975.

Cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevo (1954)

Thứ nhất: Nhiệm vụ cách mạng

– Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tuyền tuyến.

– Vai trò và mối quan hệ của cách mạng hai miền: Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước, còn miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền bắc, tiến tới thống nhất đất nước.

– Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975.

Thứ hai: Tình hình nước ta sau khi ký hiệp định Gionever (1954)

Với việc ký và thực hiện Hiệp định nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hao chế độ chính trị khác nhau.

– Miền Nam, 05/1954. Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mỹ vào thay chân Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

– Miền bắc hoàn toàn được giải phóng, ngày 10/10/1954 bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ngày 15/05/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Để có thêm thông tin về Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 Quý vị hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1954-1975

– Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 (11/1963) ngoài việc xác định đúng đắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ. Đi đến quyết định nhiều vấn đề quan trọng về cách mạng miền Nam. Hội nghị khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và cả hai đều có vai trò quyết định cơ bạn. Đồng thời, nhấn mạnh yêu cầu mới của đấu tranh vũ trang. Miền Bắc, Hội nghị tiếp tục xác định trách nhiệm căn cứ địa, hậu phương đối với cách mạng miền Nam, đồng thời nâng cao cảnh giác, triển khai mọi mặt, sẵn sàng đối phó với âm mưu đánh phá của địch.

– Trước những cuộc chiến ở miền Nam “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị trung ương lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965) đã nếu ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước như sau:

+ Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cai khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “ Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”.

+ Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng cuộc “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn chiến lược. Từ sự phân tích và nhận định đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam ra Bắc.

+ Phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, đồng thời phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa và sức chính mình, càng đánh càng mạnh, cố gắng đến mức độ cao.

+ Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước vì xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

+ Tư tưởng và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. “Tiếp tục kiên trì phương châm: Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công”, đánh địch trên cả 03 vùng chiến lược.

+ Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954-1975)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là một sự kiện lịch sử quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam cũng như thế giới. Dưới đây là một số ý nghĩa của cuộc kháng chiến này:

– Giữ gìn độc lập và chủ quyền: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã giúp bảo vệ độc lập, chủ quyền của Việt Nam và ngăn chặn sự xâm lược của các thế lực ngoại quốc. Điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của quốc gia và đem lại sự tự do cho người dân.

– Gây mạnh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã góp phần gây mạnh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam và đánh thức nhận thức về sự quan trọng của sự độc lập, chủ quyền, tinh thần yêu nước, tính kỷ luật, đoàn kết của dân tộc.

– Thành tựu của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã giúp đánh bại quân đội Mỹ và giúp đất nước được thống nhất lại. Điều này đã mở ra một thời kỳ mới cho Việt Nam, với những cơ hội phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa.

– Tinh thần kháng chiến: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã truyền cảm hứng và tinh thần kháng chiến cho những quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phải đối mặt với sự xâm lược của các nước lớn, và cũng đánh thức ý thức về tình hữu nghị, tình đoàn kết, tình đồng minh giữa các dân tộc.

– Học tập kinh nghiệm: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã là một bài học quý giá về chiến lược, chiến thuật, chính trị, và quản lý quân sự. Các bài học này đã có ảnh lớn trong việc xây dựng quân đội, củng cố hệ thống chính trị, đội ngũ lãnh đạo, và quản lý kinh tế trong nước. Ngoài ra, cuộc kháng chiến này cũng đã giúp củng cố quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

– Thành tựu văn hóa và tinh thần: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật và âm nhạc có giá trị lịch sử, thể hiện tinh thần kháng chiến, tình yêu đất nước và đồng bào. Điều này đã giúp tạo ra một di sản văn hóa, tinh thần kháng chiến vĩ đại cho Việt Nam.

– Hòa bình và hợp tác quốc tế: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng đã giúp thúc đẩy quá trình hòa bình và hợp tác quốc tế. Việc ký kết Hiệp định Paris đã chấm dứt cuộc chiến và mở ra một thời kỳ mới về hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Tóm lại, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã có nhiều ý nghĩa lịch sử quan trọng, giúp đất nước đạt được độc lập, chủ quyền, thống nhất, và góp phần tạo nên một di sản văn hóa, tinh thần kháng chiến vĩ đại cho Việt Nam.

Như vậy, Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nếu ra bối cảnh lịch sử của giai đoạn này cũng như là nhiệm vụ của cách mạng giai đoạn này.

Đánh giá bài viết:
4/5 - (183 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi