Đồng Nai có bao nhiêu huyện?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 15/07/2022 |
  • Giáo dục |
  • 1363 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ trên cở sở hợp nhất 2 tỉnh cũ là Long Khánh và Biên Hòa, Việt Nam. Đây là tỉnh đông dân thứ 5 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa.

Vậy Đồng Nai có bao nhiêu huyện? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00″Đ, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận

Phía tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh

Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng

Phía Tây Bắc giáp Bình Phước

Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.

Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.

Điều kiện tự nhiên tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và trung du với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình có thể chia làm các dạng là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng, dạng địa hình núi thấp, đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập nước quanh năm.

Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc nhỏ hơn 8o, đất đỏ hầu hết nhỏ hơn 15o. Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao. Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính, tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung gồm: các loại đất hình thành trên đá bazan, các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét, các loại đất hình thành trên phù sa mới. Trong tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư chiếm 2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4%.

Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27 °C, nhiệt độ cao cực trị khoảng 40 °C và thấp cực trị 12,5 °C và số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình luôn cao 80 – 82%.

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như kim loại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước nóng,…

Tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu huyện?

Tỉnh Đồng Nai có 2 thành phố lớn là Thành phố Biên Hòa được thành lập từ năm 1976 và thành phố Long Khánh vừa được thành lập hồi tháng 4 năm nay 2019. Biên Hòa là được công nhận là đô thị loại I của Đồng Nai. Đây còn là một cầu nối kinh tế quan trọng giữa vùng Đông Nam Bộ và Nam Bộ. Nơi đây có rất nhiều khu công nghiệp và nhà máy xí nghiệp lớn, cách TPHCM chỉ 30km, cách TP Vũng Tàu 90km.

– Huyện Nhơn Trạch

Nhơn Trạch là huyện nằm ở phía Tây Nam của Đồng Nai, tiếp giáp với TPHCM, chỉ cách phà Cát Lái 15 phút đi phà. Đây là con đường thường được nhiều người chọn đến Vũng Tàu khi di chuyển bằng xe máy. Huyện Nhơn Trạch hiện nay có khoảng hơn 400.000 người dân sinh sống.

– Huyện Long Thành

Nổi tiếng là vùng đất chăn nuôi bò sữa và có rất nhiều địa điểm dừng chân để mua sữa bò Long Thành cho du khách nếu có dịp đi ngang qua đây. Long Thành có vị trí nằm ở phía Nam của tỉnh Đồng Nai và có cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng. Huyện Long Thành là cửa ngõ kinh tế giữa Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh Đông Nam Bộ.

– Huyện Cẩm Mỹ

Đây là huyện vừa mới được thành lập vào năm 2003 và cách thành phố Long Khánh khoảng 15km. Cẩm Mỹ là một huyện trung du của Đồng Nai, nơi đây trồng rất nhiều những loại cây công nghiệp như cao su, tiêu, cà phê…

– Huyện Định Quán

Định Quán là một huyện miền núi của Đồng Nai và nằm dọc theo quốc lộ 20 hướng lên thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng, cách TPHCM khoảng 110 km. Định Quán có một di tích lịch sử nổi tiếng đó là hòn Đá Ba Chồng, bên cạnh đó còn có hồ nước nhân tạo lớn là hồ Trị An.

– Huyện Tân Phú

Tân Phú là một trong năm huyện thuộc vùng núi của tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với vườn quốc gia Cát Tiên – khu bảo tồn thiên nhiên và dự trữ sinh quyển của thế giới. Bên cạnh đó, công viên Suối Mơ thuộc huyện Tân Phú cũng là một nơi du lịch lý tưởng dành cho mọi người, bởi nước suối ở đây trong vắt, mát lạnh cùng với rất nhiều vườn cây xanh, tạo nên một không khí mát mẻ và trong lành.

– Huyện Thống Nhất

Huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai được thành lập từ năm 2003, cách TPHCM khoảng 70km. Với dân số gần 200.000 người, nơi đây cũng là một huyện trung du của tỉnh Đồng Nai và thích hợp trồng nhiều các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

– Huyện Vĩnh Cửu

Vĩnh Cửu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai. Tiếp giáp với huyện Tân Phú và có vườn quốc gia Cát Tiên trải qua. Đặc sản nổi tiếng ở Vĩnh Cửu là bưởi Tân Triều, đây là loại bưởi trái to, vỏ mỏng, múi bưởi rất mọng và ngọt nước rất được mọi người yêu thích. Khi đi ngang đây, mọi người thường mua bưởi Tân Triều về làm quà cho người thân và gia đình.

– Huyện Trảng Bom

Trảng Bom Đồng Nai có dân số đông thứ hai ở Đồng Nai, nằm cách TPHCM khoảng 42km. Đây là một huyện có các khu công nghiệp quan trọng của tỉnh Đồng Nai như khu công nghiệp Bàu Xéo, khu công nghiệp Hố Nai… Huyện Trảng Bom có một làng nghề làm bột sắn dây nổi tiếng và đã tồn tại hơn 20 năm trên thị trường là sắn dây Tân Bắc.

– Huyện Xuân Lộc

Xuân Lộc là một huyện miền núi và nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đồng Nai. Tiếp giáp với các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. Xuân Lộc nổi tiếng với nhiều vườn cây ăn trái xanh ươm như chôm chôm, sầu riêng…và chỉ cách Sài Gòn khoảng 100km.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Đồng Nai có bao nhiêu huyện? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

5/5 - (5 bình chọn)