Đơn vị đo độ dài là gì? Kể tên các đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài là một đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm thông qua đó so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau, các đơn vị đo độ dài là km, hm, dam, m,…
Đơn vị đo độ dài là gì? Kể tên các đơn vị đo độ dài, làm sao để quy đổi các đơn vị đo độ dài chuẩn xác nhất? Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những vướng mắc liên quan đến vấn đề này.
Đơn vị đo độ dài là gì?
Đơn vị đo độ dài là một đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm thông qua đó so sánh độ lớn giữa các độ dài khác nhau.
Đơn vị là đại lượng dùng để đo, tính toán trong các lĩnh vực như toán, vật lí, hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống. Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm từ điểm này sang điểm khác.
Một đơn vị đo độ dài là một đơn vị chuẩn thường không đổi theo thời gian để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác.
Ví dụ: Quãng đường từ nhà đến công ty là 10km, trong đó 10 là độ dài còn km là đơn vị dùng để đo độ dài.
Các đơn vị đo độ dài
Các đơn vị đo độ dài bao gồm:
– Mi-li-mét (mm)
– Xăng-ti-mét (cm)
– Đề-xi-mét (dm)
– Héc-tô-mét (dam)
– Mét (m)
– Héc-ta (ha)
– Ki-lô-mét (km)
Khi sử dụng thước để đo độ dài cần lưu ý:
+ Ước lượng độ dài cần đo, chọn thước đo thích hợp.
+ Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch 0 ngang với đầu của vật.
+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu cuối của vật để đọc kết quả đo.
+ Đọc giá trị, ghi kết quả tới độ chia nhỏ nhất của thước đo có đơn vị liền theo.
+ Khi mép cuối của vật không trùng với vạch chia thì ghi giá trị của vạch gần nhất.
Bảng đơn vị đo độ dài
Bảng đơn vị đo độ dài là một trong những nội dung kiến thức cần ghi nhớ để có thể áp dụng vào các bài toán đo độ dài hay tiến hành đổi đơn vị đo độ dài nhanh nhất. Bao gồm những đơn vị đo độ dài cơ bản và phổ biến như sau:
Đơn vị lớn hơn mét | Mét | Đơn vị nhỏ hơn mét | ||||
Ki-lô-mét (km) | Héc-tô-mét (hm) | Đề-ca-mét (dam) | Mét (m) | Đề-xi-mét (dm) | xen-ti-mét (cm) | Mi-li-mét (mm) |
1 km = 10 hm 1km = 1000 m | 1 hm = 10 dam 1 hm = 100 m | 1 dam = 10m | 1 m = 10 dm 1m = 100 cm 1 m = 1000 mm | 1 dm = 10 cm 1 dm = 100 mm | 1 cm = 10 mm | 1 mm |
Khi học bảng đơn vị đo độ dài cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Học và nhớ các đơn vị đo độ dài cần có những kinh nghiệm và cách ghi nhớ vắn tắt nhất có thể vì rất dễ nhầm lẫn khi chúng ta tiến hành đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác.
-Đơn vị đo độ dài lớn nhất của bảng đơn vị đo độ dài là Ki-lô-mét (km), Ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài viết tắt là Km.
-Đơn vị liền sau Ki-lô-mét (Km) là Héc-tô-mét (hm), héc-tô-mét là đơn vị đo độ dài viết tắt là Hm.
-Đơn vị kiền sau Héc-tô-mét (Hm) là Đề-ca-mét (dam), đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài viết tắt là dam.
-Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét, mét là đơn vị đo độ dài viết tắt là (m).
-Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xe-mét, đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài viết tắt là (dm).
-Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét, xen-ti-mét là đơn vị đo độ dài viết tắt là (cm).
-Đơn vị liền sau Xen-ti-mét (cm) là Mi-li-mét, Mi-li-mét là đơn vị đo độ dài viết tắt là (mm).
Cách ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài như sau: Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau, mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước.
Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10.
Ví dụ: 1 m = 1 x 10 = 10 dm
1 m = 1 x 100 = 100 cm
Ta có: 1 m = 10 dm = 100 cm
Hay ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam
Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10.
Ví dụ: 50cm = 50 : 10 = 5 dm
Khi đổi đơn vị độ dài thì thừa số, số chia không phải là số đo, tức là số 100 trong phép tính đổi 1 m = 1 x 100 = 100 cm và số 10 trong phép đổi 50 cm = 50 : 10 = 5 dm, không phải là số đo, nó không có đơn vị đo.
Đơn vị đo độ dài trong các hệ đo lường: Trong hệ đo lường quốc tế
Hai đơn vị liên tiếp hơn kém nhau 1000 lần, lớn hơn đơn vị Ki-lô-mét (Km).
Yô-ta-mét => Zê-ta-mét => Ê-xa-mét => Pêtamét => Tê-ra-mét => Gi-ga-mét => Mê-ga-mét => Ki-lô-mét
Hai đơn vị liên tiếp hơn kém nhau 10 lần, nhỏ hơn Km và lớn hơn Mét (m).
Héc-tô-mét => Đề-ca-mét => Mét => Đề-xi-mét => Xen-ti-mét => Mi-li-mét
Hai đơn vị liên tiếp hơn kém nhau 1000 lần, nhỏ hơn Mét (m).
Mi-crô-mét => Na-nô-mét => Pi-cô-mét => Fem-tô-mét
Cách đổi các đơn vị đo độ dài
Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi, khi đã nắm được bản chất thì các việc đổi đơn vị đo độ dài dễ hơn rất nhiều.
Khi muốn đổi đơn vị đo độ dài thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.
Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10, Ví dụ đổi 1 km ra hm như sau: 1 km = 10 hm; hoặc đổi hm ra dam như sau: 10 hm= 100 dam.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Nội thương là ngành làm nhiệm vụ nào sau đây?
Nội thương là hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia (hay còn gọi là thương mại nội...
Viết đoạn văn 5 đến 7 câu về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh
Việc xây dựng một "hành tinh xanh" là cần thiết để đảm bảo sự sống sót của con người, nội dung sau đây sẽ hướng dẫn Viết đoạn văn 5 đến 7 câu về chủ đề Để hành tinh xanh mãi...
Thành phần tình thái là thành phần câu dùng để thể hiện cách nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người...
Phương châm quan hệ là gì? Ví dụ về phương châm quan hệ
Phương châm quan hệ là một trong năm phương châm hội thoại cơ bản, phương châm này được hiểu là: Khi hội thoại, tranh luận, cần tập trung đúng chủ đề đó, trách nói lạc...
Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là gì?
Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc và nổi bật của đới nóng, khu vực có loại khí hậu điển hình này là ở Nam Á và Đông Nam...
Xem thêm