Đơn vị đo cường độ âm là gì?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 7950 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Âm thanh là các dao động cơ học của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền. Đơn vị đo cường độ âm là gì?

Cường độ âm thanh là gì?

Cường độ âm thanh là lượng năng lượng được sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm.

Đơn vị mức cường độ âm là Decibel (ký hiệu: dB).

Decibel – còn viết là deciben viết tắt là dB – là một đơn vị hàm loga, đo lường âm thanh dựa trên tính chất của tai người.

Âm thanh tương đương mức không nghe thấy gì sẽ là 0dB, mức đau tai không chịu được sẽ là khoảng 140dB.

Tầm nghe của con người khoảng từ 0 đến 125dB. Dưới 40 dB thì nghe rất khó còn trên 105 dB thì tai sẽ bị đau đớn và trên 115dB trong khoảng thời gian dài thì sẽ bị điếc vĩnh viễn. Trên 130dB bộ não sẽ gần như chết.

Decibel được sử dụng để làm đơn vị đo cường độ âm thanh là bởi vì mỗi khi cường độ âm thanh được tăng lên 10 lần thì dB là đơn vị có thể thể hiện chỉ tăng 10 Decibel, giúp dễ tính toán và biểu đạt tốt cường độ.

Điểm quan trọng hơn đó chính là thính giác của con người có tỉ lệ thuận với Decibel. Mỗi khi số Decibel tăng hoặc giảm thì đồng nghĩa với mức tiếng động mà con người nghe được cũng sẽ tăng hay giảm tương ứng. Do đó, đơn vị này cực kỳ phù hợp với cảm giác thực của con người.

Đơn vị đo cường độ âm là gì?

Đơn vị đo cường độ âm là W/m2 , mức cường độ âm là đại lượng để so sánh mức độ to, nhỏ của âm. 

Đối với tai con người, giá trị tuyệt đối của cường độ âm I không quan trọng bằng giá trị tỉ đối của I so với một giá trị I0 nào đó chọn làm chuẩn. Người ta định nghĩa mức cường độ âm L là lôga rít thập phân của tỉ số I/I0

L(B) = lg(I/I0)

Đơn vị mức cường độ âm là Ben (ký hiệu: B). Như vậy mức cường độ âm bằng 1,2,3,4 B… điều đó có nghĩa là cường độ âm I lớn gấp 10, 10^2, 10^3, 10^4… cường độ âm chuẩn I0.

Trong thực tế người ta thường dùng đơn vị đêxiben (ký hiệu: dB), bằng 1/10 ben. Số đo L bằng đêxiben lớn gấp 10 số đo bằng ben

L(dB)= 10lg(I/I0)

Khi L= 1 dB, thì I lớn gấp 1.26 lần I0. Đó là mức cường độ âm nhỏ nhất mà tai ta có thể phân biệt được.

Cường độ âm chuẩn I0= 10^-12 W/m^2.

-Năng lượng âm thanh: W.

-Công suất âm thanh: P, SWL.

-Áp suất âm thanh: p, SPL.

Tiếng ồn là gì?

Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi.

Tiếng ồn vật lý là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn hồi.

Đơn vị đo tiếng ồn là dB (decibel).

Hiện nay, tiếng ồn được cho là nguyên nhân thứ hai dẫn đến bệnh nghề nghiệp (9,4%).

Các nguồn gây tiếng ồn: Các nguồn gây tiếng ồn từ những vật có biên độ dao động lớn, vượt quá ngưỡng nghe(70 dB), ví dụ như là: Các máy móc nặng trong các công xưởng đang làm việc, tiếng sét, tiếng hát to,…

Tác hại của tiếng ồn

-Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác.

-Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn.

-Tác động đến cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.

-Tác động đến các cơ quan khác:

+Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.

+Hệ tim mạch: Làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.

+Dạ dày: Làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày

-Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người lao động.

Biện pháp phòng chống tác hại của tiếng ồn

-Trong lao động sản xuất

Biện pháp chung là quy hoạch các máy móc gây tiếng ồn ra riêng biệt, cần có kiến trúc xây dựng nhà xưởng hợp lý hoặc trồng cây xanh có nhiều lá để góp phần làm giảm tiếng ồn cũng như các yếu tố kết hợp khác như rung sóc và hóa chất độc.

Đối với các phương tiện giao thông, cấm bóp còi to, xây dựng đường bằng phẳng, sử dụng tường cách âm.

-Giảm tiếng ồn tại nguồn:

+Không nên sử dụng các máy móc, phương tiện quá cũ gây tiếng ồn lớn.

+Thay thế các chi tiết kết cấu gây tiếng ồn lớn bằng các chi tiết, kết cấu gây tiếng ồn nhỏ.

+Sử dụng công nghệ có độ ồn thấp.

+Thay đổi không gian của máy móc và tính đàn hồi của các đệm chống rung.

+Bố trí xưởng làm việc vào các thời điểm ít người.

+Lập biểu đồ làm việc hợp lý cho công nhân.

-Giảm tiếng ồn trên đường truyền:

+Sử dụng các vật liệu cách âm, kết cấu cộng hợp giảm năng lượng của nguồn âm

+Sử dụng tường cách âm.

+Giảm tiếng ồn khí động gây ra do sự va chạm đường khí trong môi trường khí.

5/5 - (4 bình chọn)