Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Đơn phương ly hôn vì chồng có hành vi bạo lực gia đình
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1355 Lượt xem

Đơn phương ly hôn vì chồng có hành vi bạo lực gia đình

Chồng tôi thường xuyên đánh đập, chửi bới hai mẹ con tôi, nay chồng tôi còn cờ bạc bán hết tài sản có giá trị của gia đình. Tôi muốn đơn phương ly hôn có được không? Trình tự thủ tục giải quyết như thế nào?

Câu hỏi:

Mong Luật sư giúp tôi trả lời câu hỏi về ly hôn như sau: Tôi năm nay 37 tuổi, tôi đã lấy chồng được 12 năm nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây do làm ăn thua lỗ nên vợ chồng tôi ngày càng vất vả, cũng chính vì vậy chồng tôi sinh thói xấu thường xuyên đánh đập, chửi bới hai mẹ con tôi, nay chồng tôi còn cờ bạc bán hết tài sản có giá trị của gia đình, đôi lúc còn vòi vĩnh bắt tôi phải đưa tiền nếu có, tôi không đưa thì chồng tôi lại tiếp tục đánh đập tôi. Mẹ con tôi đã dắt nhau về bên ngoại ở được 2 tuần nay và tôi muốn gửi đơn xin ly hôn đơn phương có được không? Trình tự, thủ tục giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của chị về vấn đề đơn phương ly hôn vì chồng có hành vi bạo lực gia đình như sau:

Theo quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình gồm có

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Khi chồng chị có những hành vi đánh đập, chửi bới và đòi tiền chị, thì chị có quyền như sau:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, bạn muốn làm đơn ly hôn đơn phương với chồng thì căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, nếu chị có những căn cứ chứng minh rằng chồng chị đã có hành vi đánh đập, chửi bới, hành hạ chị  thì chị có thể làm đơn yêu cầu tòa giải quyết đơn phương ly hôn cho chị. Về việc cung cấp chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực của chồng chị thì áp dụng theo quy định tại Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi năm 2011 như sau:

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;

2. Các vật chứng;

3. Lời khai của đương sự;

4. Lời khai của người làm chứng;

5. Kết luận giám định;

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

7. Tập quán;

8. Kết quả định giá tài sản;

9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Chị có thể cung cấp hình ảnh, video, tin nhắn hoặc yêu cầu người làm chứng để chị có căn cứ ly hôn với chồng chị

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Ly hôn xong xin giấy xác nhận độc thân ở đâu?

Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia...

Tiền lương có được coi là tài sản riêng không?

Tiền lương trong thời kỳ hôn nhân có thể là tài sản riêng của vợ, chồng nếu có sự thỏa thuận trước khi kết hôn hoặc có sự phân chia tài sản trong thời kỳ hôn...

Giấy kết hôn bị xé có làm lại được không?

Giấy kết hôn là một loại giấy tờ hộ tịch được cấp cho vợ và chồng. Vậy Giấy kết hôn bị xé có làm lại được...

Quyền và nghĩa vụ của con cái trong gia đình quy định thế nào?

Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình....

Hôn nhân khác đạo là gì? Hai người khác đạo có lấy nhau được không?

Hôn nhân khác đạo là thuật ngữ chỉ việc kết hôn giữa hai người có đạo khác nhau. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong các tôn giáo hoặc đạo phái khác nhau. Trong một số tôn giáo, việc kết hôn giữa hai người có đạo khác nhau có thể bị cấm hoặc không được khuyến...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi