Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là gì?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2110 Lượt xem

Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là gì?

Đối thoại tại nơi làm việc được định nghĩa là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với người lao động (NLĐ) hoặc tổ chức đại diện NLĐ về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc.

Với mục đích nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển trong doanh nghiệp, việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc là vô cùng cần thiết. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là gì? Những trường hợp nào phải tổ chức đối thoại định kỳ tại tại nơi làm việc? Biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc bao gồm những nội dung gì? Kính mới quý độc giả cùng tìm hiểu về những vấn đề này thông qua bài viết.

Thế nào là đối thoại tại nơi làm việc?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Bộ luật lao động 2019, đối thoại tại nơi làm việc được định nghĩa là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với người lao động (NLĐ) hoặc tổ chức đại diện NLĐ về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc. Từ đó, tăng cường sự hiểu biết, tinh thần hợp tác, cùng hỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Ngoài việc giải đáp đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là gì? chúng tôi còn chia sẻ các thông tin hữu ích liên quan đến đối thoại tại nơi làm việc theo quy định hiện hành, mời Quý độc giả theo dõi, tham khảo các phần tiếp theo của bài viết.

Các trường hợp phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

Theo quy định của Bộ luật lao động 2019, NSDLĐ phải có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (nếu có) để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp thứ nhất: NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (nếu có) để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

– Trường hợp thứ hai: Đối thoại tại nơi làm việc được tổ chức khi có yêu cầu của một hoặc các bên, bao gồm khi có yêu cầu của NSDLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ;

– Trường hợp thứ ba: Phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi xảy ra các vụ việc thuộc các trường hợp sau: (i) NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; (ii) NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; (iii) Xây dựng phương án sử dụng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; (iv) Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động áp dụng đối với NLĐ của doanh nghiệp; (v) Thưởng cho NLĐ; (vi) Ban hành nội quy lao động: (vii) Tạm đình chỉ công việc của NLĐ.

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc được quy định tại Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, các thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc bao gồm bên NSDLĐ, NLĐ và tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở. Về số lượng, thành phần tham gia cụ thể như sau:

Thứ nhất: Bên NSDLĐ

Số lượng, thành phần đại diện tham gia đối thoại tại nơi làm việc sẽ do NSDLĐ quyết định trên cơ sở căn cứ vào điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động. Tuy nhiên số lượng, thành phần đại diện cho NSDLĐ để tham gia đối thoại tại nơi làm việc phải bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Thứ hai: Bên NLĐ

Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại trên cơ sở căn cứ vào điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới khác. Tuy nhiên về số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc phải dảm bảo số lượng như sau:

– Nếu NSDLĐ sử dụng dưới 50 NLĐ thì phải đảm bảo có ít nhất 03 NLĐ tham gia;

– Nếu NSDLĐ sử dụng từ 50 NLĐ đến dưới 150 NLĐ thì phải đảm bảo có ít nhất từ 04 người đến 08 NLĐ tham gia;

– Nếu NSDLĐ sử dụng từ 150 NLĐ đến dưới 300 NLĐ, số lượng tham gia phải đảm bảo có ít nhất từ 09 người đến 13 người tham gia;

– Nếu NSDLĐ sử dụng từ 300 NLĐ đến dưới 500 NLĐthì phải đảm bảo có ít nhất từ 14 người đến 18 người tham gia;

– Nếu NSDLĐ sử dụng từ 500 đến 1.000 NLĐ thì phải đảm bảo có ít nhất từ 19 đến 23 người tham gia;

– Nếu NSDLĐ sử dụng từ 1.000 NLĐ trở lên thì phải đảm bảo có ít nhất 24 người tham gia.

Thứ ba: Bên tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở

Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của NLĐ trên cơ sở căn cứ vào số lượng người đại diện đối thoại của bên NLĐ.

Lưu ý: Khi tiến hành đối thoại tại nơi làm việc, ngoài các thành viên tham gia đối thoại đã nêu ở trên, các bên thống nhất mời tất cả NLĐ hoặc một số NLĐ liên quan cùng tham gia đối thoại, bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Thứ nhất: Về thời gian tổ chức

Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được quy định tại Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện NLĐ, nhóm đại diện đối thoại của NLĐ tổ chức đối thoại định kỳ ít nhất một năm một lần và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Thứ hai: Về thành phần tham gia

Thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là đại diện bên NSDLĐ và NLĐ. Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên NSDLĐ và bên NLĐ được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ, xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì NSDLĐ hoặc từng tổ chức đại diện NLĐ, nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.

Thứ ba: Điều kiện tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc chỉ được tiến hành khi bên NSDLĐ có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và bên NLĐ có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện quy định của pháp luật.

Thứ tư: Nội dung đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nội dung đối thoại định kỳ tại nơi làm việc phải có các nội dung sau:

Nội dung các vụ việc phải tổ chức đối thoại theo quy định của pháp luật;

Ngoài ra, tại cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

– Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ;

– Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

– Điều kiện làm việc;

– Yêu cầu của NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ đối với NSDLĐ;

– Yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ;

– Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Lưu ý: Nội dung cuộc đối thoại phải được lập thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện NLĐ (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có).

Thứ năm: Trách nhiệm của NSDLĐ khi tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Như đã đề cập ở trên, trách nhiệm đầu tiên của NSDLĐ là phối hợp với tổ chức đại diện NLĐ  tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của NLĐ tổ chức đối thoại định kỳ tại làm việc ít nhất 01 năm một lần và tổ chức theo quy chế tổ chức dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Ngoài ra, NSDLĐ, tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho các bên tham gia đối thoại chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ.

Bên cạnh đó, NSDLĐ có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện NLĐ (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến NLĐ là thành viên trong vòng 03 ngày kể từ kết thúc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Theo quy định của pháp luật và từ những nội dung đã phân tích ở trên, mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc phải đảm bảo các nội dung sau đây:

TÊN CÔNG TY

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

Số: …../BB-ĐTĐK…., ngày….tháng…năm….

BIÊN BẢN

ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ TẠI NƠI LÀM VIỆC

LẦN THỨ ….. NĂM 20…

 

– Căn cứ Bộ luật lao động số 45/2019/QH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 ;

– Căn cứ Nghị định số 145/2020 ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động ;

– Căn cứ quyết định số : …/QĐ-QCDC, ngày ….tháng…năm 20… của Tổng giám đôc Côn ty ….. về việc ban hành Quy chế dân chủ cơ sở ở nơi làm việc.

 

Hôm nay, ngày …tháng…năm ….vào lúc….giờ….phút tại địa chỉ trụ sở chính của Công ty: số…xã/phường….quận/huyện….tỉnh /thành phố…..Công ty ….đã tổ chức: ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ TẠI NƠI LÀM VIỆC LẦN THỨ …..NĂM ….

 I. THÀNH PHẦN THAM DỰ

1. Đại diện phía NSDLĐ

Ông/bà:……………………………………………………………………………………………………….Ông/bà………………………………………………………………………………………………………..

2. Đại diện phíaNLĐ

Ông/bà…………………………………………………………………………………………………………Ông/bà:………………………………………………………………………………………………………..

3. Đại diện tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở

Ông/bà…………………………………………………………………………………………………………Ông/bà………………………………………………………………………………………………………….

4. Thư ký cuộc họp

Ông/bà:…………………………………………………………………………………………………………

II. MỤC ĐÍCH ĐỐI THOẠI

…………………………………………………………………………………………………………………….

III. NỘI DUNG ĐỐI THOẠI

1. Nội dung đối thoại phía tập thể NLĐ dưa ra

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Nội dung đối thoại phí NSDLĐ đưa ra

…………………………………………………………………………………………………………………….

IV. KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI

Sau khi trao đổi, đối thoại thẳng thắn, dân chủ, đúng trình tự, nội dung theo quy định pháp luật và quy chế dân chủ của Công ty. NSDLĐ và tập thể NLĐ đã thống nhất các nội dung đối thoại, như sau:

1. Các nội dung đã thống nhất và biện pháp thực hiện

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Các nội dung còn ý kiến khác nhau chưa thống nhất, cách thức giải quyết thực hiện

…………………………………………………………………………………………………………………….

Cuộc đối thoại kết thúc vào lúc: … giờ …phút cùng ngày. Biên bản này được lập thành 04 bản và có giá trị như nhau, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản, 01 bản niêm yết thông báo trong nội bộ Công ty, 01 bản lưu tại phòng hành chính nhân sự./.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

 (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NLĐ

(ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN NHÓM ĐẠI DIỆN ĐỐI THOẠI CỦA NLĐ

((ký và ghi rõ họ tên)

 

THƯ KÝ CUỘC ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ TẠI NƠI LÀM VIỆC

((ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Như vậy, hằng năm NSDLĐ có trách nhiệm phải phối hợp với tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở tổ chức đối thoại định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Nội dung cuộc đối thoại phải được ghi bằng biên bản, bao gồm các nội dung như mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc mà chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc ở trên.

Trên đây là nội dung bài viết Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là gì? mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 6557 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi