Định ngữ là gì?
Định ngữ là thành phần phụ trong câu, được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ. Định ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Khi thành lập câu đòi hỏi người nói, người viết cần vận dụng linh hoạt các loại từ sao cho phù hợp để biểu đạt tốt ý nghĩa của câu. Trong ngôn ngữ, các từ loại vô cùng đa dạng và phong phú, trong đó định ngữ là một từ loại điển hình có thể sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau, phụ thuộc vào mục đích của người nói, người viết. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết định ngữ là gì? ở dưới đây.
Định ngữ là gì?
Định ngữ là thành phần phụ trong câu, được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ. Định ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Ví dụ:
1. Chị tôi có mái tóc đen. (Đen là định ngữ, đen là từ làm rõ nghĩa cho danh từ tóc).
2. Chiếc xe đạp mẹ tặng rất đẹp. (mẹ tặng là định ngữ, mẹ – tặng là cụm Chủ ngữ – Vị ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ Xe đạp).
Qua các ví dụ trên, ta đã nắm được định ngữ là gì? Để dễ dàng nhận diện định ngữ trong các câu, ta cần tìm hiểu phân loại định ngữ.
Phân loại định ngữ
Định ngữ bao gồm các loại chủ yếu sau:
– Định ngữ chỉ lượng:
Định ngữ chỉ lượng được tạo thành từ số từ, đại từ chỉ định, phụ từ.
Ví dụ: Đây là một ngôi trường được đánh giá cao về thành tích thi đua.
Trong ví dụ này, từ “một” là định ngữ bổ ngữ cho danh từ “ngôi trường”
– Định ngữ chỉ loại:
Định ngữ chỉ loại do danh từ vật thể (danh từ trung tâm có định ngữ là một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên hay quy ước) tạo thành. Định ngữ chỉ loại kết hợp chặt chẽ với danh từ trung tâm, biểu thị sự vật được nêu trong câu.
Ví dụ: Những cây hoa hồng tượng trưng cho tình yêu đôi lứa.
Trong câu trên, từ “hoa hồng” là định ngữ chỉ loại, biểu thị sự vật được nêu trong câu.
– Định ngữ miêu tả:
Là định ngữ đứng sau danh từ trung tâm hoặc sau danh từ trung tâm và định ngữ chỉ loại. Các định ngữ này được dùng để chỉ các đặc điểm riêng của vật quy chiếu nêu ở cụm danh từ.
Định ngữ miêu tả do từ, cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập hay cụm chủ vị và các cấu trúc ngữ pháp tương đương tạo thành. Định ngữ miêu tả kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp (với danh từ trung tâm) bằng quan hệ từ.
Ví dụ: Những người tốt bụng và hào phóng thấy thế chỉ người, ánh mắt thích thú nhìn khách.
Trong câu trên, các từ in đậm là định ngữ được sử dụng để bô ngữ cho danh từ trung tâm “những người chủ vườn”
– Định ngữ chỉ xuất:
Đứng ở cuối cụm danh từ, kết thúc cụm danh từ. Định ngữ chỉ xuất thường do đại từ chỉ định hoặc danh từ riêng tạo thành. Một số định ngữ miêu tả cũng có thể có tác dụng chỉ xuất sự vật do danh từ trung tâm biểu thị.
Ví dụ: Những cô gái Tày đang say sưa hát then bên cây đàn tính.
Trong câu trên, từ “Tày” là định ngữ chỉ xuất, đúng ở cuối cụm danh từ.
Định ngữ là một thành phần quan trọng của câu. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm trong nội dung chương trình tiếng Việt lớp 5. Phần tiếp theo của bài viết định ngữ là gì sẽ cùng bạn đọc giải quyết các dạng bài tập điển hình về xác định định ngữ trong câu nhằm củng cố lý thuyết và giúp cho các em học sinh học tốt tiếng Việt lớp 5.
Bài tập xác định định ngữ
Hãy xác định định ngữ trong những câu sau:
1. Bà tôi có mái tóc bạc trắng
2. Chị Hai có dáng người cao thon thả
3. Quyển sách anh Năm tặng rất hay.
Đáp án:
Từ lý thuyết định ngữ là gì ở trên, ta có thể xác định định ngữ trong các câu trên như sau:
1. Bà tôi có mái tóc bạc trắng
→ Định ngữ “bạc trắng” bổ ngữ cho danh từ “ tóc ”
2. Chị Hai có dáng người cao thon thả
→ Định ngữ “cao thon thả” bổ ngữ cho “dáng người”
3. Quyển sách anh Năm tặng rất hay.
→ Định ngữ là“anh Năm tặng”. Anh Năm – tặng là cụm Chủ ngữ – Vị ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ “quyển sách”
Như vậy, bài viết định ngữ là gì đã cho chúng ta thấy rằng định ngữ là một loại từ quan trọng trong câu, được sử dụng phổ biến làm cho câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm. Chúng tôi mong rằng, các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho các em học sinh học tốt hơn chương trình tiếng Việt lớp 5.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Áo dài được xem là một biểu tượng cho trang phục truyền thống của Việt Nam vì trong tà áo dài, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam được tôn vinh với vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát...

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa, chiếc áo dài có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo mà còn toát lên vẻ đẹp thanh tú và tinh tế của người con gái Việt...

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây, áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía...

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm sát chí tuyến bắc, giáp Trung Quốc. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc...

Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Trai mà chi, gái mà chi
Câu nói "Trai mà chi, gái mà chi sinh con có nghĩa có nghì là hơn" là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó thường được sử dụng để chỉ ra rằng khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị...
Xem thêm