Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là gì?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 2430 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, ông đánh đâu thắng đấy. Nhân dân tin tưởng, xưng ông là Vạn Thắng vương. Sau khi lên ngôi, Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là gì? là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Câu hỏi: Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là gì?

A. Đại Việt.

B. Đại Cồ Việt.

C. Đại Nam.

D. Thăng Long.

Đáp án đúng B.

Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Cồ Việt vào năm 968 sau khi ông lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) với ý nghĩa là nước Việt lớn, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:

Năm 944 sau khi Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền. Các phe nổi lên khắp nơi làm đất nước rơi vào tình trạng không ổn định. Ngô Văn Xương được sự ủng hộ của các tướng lĩnh đã lật đổ và giành được ngôi vua. Năm 965 Ngô Văn Xương chết, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt hỗn loạn của 12 tướng lĩnh chiếm đóng các địa phương.

Trong hoàn cảnh trên, tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện Đỉnh Bộ Lĩnh – người sau này lập ra nhà Đinh. Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư (Gia Viễn – Ninh Bình), con trai của Định Công Trứ. Hồi nhỏ, ông sống với mẹ ở quê nhà. Ông thường cùng lũ trẻ nhỏ trong vùng chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cờ.

Sau này, giữa lúc nhà Ngô suy yếu, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng với những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư. Khi nhà Ngô sụp đổ, cả nước rối loạn, Đinh Bộ Lĩnh đem quân đi đánh dẹp các sứ quân.

Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác.

Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, ông đánh đâu thắng đấy. Nhân dân tin tưởng, xưng ông là Vạn Thắng vương.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). “Đại” theo nghĩa chữ Hán là lớn, “Cồ” trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào.

Nhà nước Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, lên ngôi hoàng đế năm 968 cho đến tháng 10 âm lịch năm 1054 đời vua Lý Thánh Tông. Thời kỳ Đại Cồ Việt đánh dấu lần đầu tiên sau thời kỳ Bắc thuộc, người Việt có được một quốc gia độc lập, một nhà nước phong kiến tập quyền riêng và quân đội riêng

5/5 - (5 bình chọn)