Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23,6 nghìn km2 (chiếm 7,1% cả nước), gồm 6 tỉnh thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư cao nhất cả nước và có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế vùng. Vậy Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên và thiên nhiên như thế nào? Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan vùng Đông Nam Bộ.
Khái quát chung về Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23,6 nghìn km2 (chiếm 7,1% cả nước), gồm 6 tỉnh thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.
Đông Nam Bộ tiếp giáp với các vùng địa lý và quốc gia sau: Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, Campuchia và Biển Đông.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ
+ Địa hình đồi núi thấp và bề mặt thoải. Độ cao địa hình giảm dần từ phía tây bắc xuống phía đông nam.
+ Đất phổ biến là đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.
+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa và nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).
+ Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị cung cấp nước cho thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Rừng không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng, bảo vệ đất không bị sói mòn.
+ Biển ấm và ngư trường rộng nên hải sản rất phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.
+ Thềm lục địa nông rộng và giàu tiềm năng dầu khí.
+ Trên đất liền ít khoáng sản và khoáng sản không phong phú.
+ Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp so với rừng nhân tạo.
+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường do các tác động của thiên nhiên và con người.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Thứ nhất: Những thuận lợi
– Địa hình thoải, độ dốc giảm dần thuận lợi để xây dựng các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà máy…
– Các loại đất như đất badan, đất xám cùng với khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây công nghiệp hằng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả…
– Nguồn lợi hải sản phong phú với ngư trường rộng lớn (như ở Bà Rịa – Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ và rừng ngập mặn ven biển…thuận lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
– Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:
+ Các vũng vịnh có mực nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh) và vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải biển.
+ Có các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải) và các đảo ven bờ (Côn Đảo) phát triển du lịch biển – đảo.
+ Tiềm năng dầu khí dồi dào ở thềm lục địa phía nam, là tài nguyên khoáng sản vô cùng quan trọng của vùng, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ).
Thứ hai: Các hạn chế
+ Mùa khô thường kéo dài 4 – 5 tháng liên tục nên xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển phải mất chi phí cao để xử lý ngập mặn.
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thoái do tốc độ công nghiệp hóa, tự ý xả thải ra môi trường và chưa xử lí tốt các nguồn chất thải của các nhà máy công nghiệp.
Tình hình phát triển kinh tế Đông Nam Bộ
Thứ nhất: Về công nghiệp
– Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
– Cơ cấu sản xuất cân đối và đa dạng.
– Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất vật liệu xây dựng…
– Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
– Trung tâm công nghiệp lớn nhất ở: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, … Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng và chiếm tỷ trọng cao trong cả nước.
Thứ hai: Về nông nghiệp
– Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng, là nguồn thu nhập chính của người dân có vùng đất phù hợp trồng cây.
– Trồng trọt:
+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, chủ yếu là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu và điều.
+ Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá và cây ăn quả như bơ, sầu riêng, … cũng được chú ý phát triển.
+ Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định, có giá trị hàng hóa cao.
– Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp như các mô hình cho động vật ăn tự động, ….
– Thủy sản: Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, đánh bắt thủy sản mang lại nguồn lợi lớn.
– Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn của các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước và gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến Đông Nam Bộ có điều kiện tự nhiên và thiên nhiên như thế nào? Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Áo dài được xem là một biểu tượng cho trang phục truyền thống của Việt Nam vì trong tà áo dài, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam được tôn vinh với vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát...

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa, chiếc áo dài có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo mà còn toát lên vẻ đẹp thanh tú và tinh tế của người con gái Việt...

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây, áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía...

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm sát chí tuyến bắc, giáp Trung Quốc. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc...

Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Trai mà chi, gái mà chi
Câu nói "Trai mà chi, gái mà chi sinh con có nghĩa có nghì là hơn" là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó thường được sử dụng để chỉ ra rằng khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị...
Xem thêm