Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thành Lập Doanh Nghiệp Cần Những Điều Kiện Gì?
  • Thứ sáu, 09/06/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 4192 Lượt xem

Thành Lập Doanh Nghiệp Cần Những Điều Kiện Gì?

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp giúp cho cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh từ đó dễ dàng kiểm soát và quản lý doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.

Khởi nghiệp chưa bao giờ là chuyện đơn giản với những ai còn chưa nắm rõ các kiến thức pháp lý liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Nhiều khách hàng vẫn loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi thành lập công ty ở đâu?, thành lập doanh nghiệp như thế nào và cần những gì? Thành lập doanh nghiệp cần những điều kiện gì?… Là người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong suốt những năm qua, Luật Hoàng Phi hiểu được những vướng mắc mà khách hàng gặp phải và luôn biết cách tháo gỡ những vướng mắc đó.

thành lập doanh nghiệp cần những điều kiện gì

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh trên thị trường thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp có sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật.

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp giúp cho cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh từ đó dễ dàng kiểm soát và quản lý doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.

Đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn giúp cơ quan nhà nước nắm được những xu hướng của thị trường, giúp làm căn cứ để hoạch định các chủ trương, chính sách để phát triển nền kinh tế bền vững hơn nữa, đồng thời đưa ra các biện pháp khuyến kích hoặc hạn chế để đính hướng lại thị trường.

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp

Để thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật trừ các trường hợp sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều kiện về số lượng thành viên, chủ sở hữu

– Công ty TNHH 1 thành viên: 1 chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức

– Công ty TNHH 2 thành viên: Tối thiểu 2 thành viên, tối đa 50 thành viên, thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức

– Công ty cổ phần: Tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, không hạn chế số lượng tối đa

– Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ sở hữu

Khi không đáp ứng được số lượng thành viên, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi hoặc đăng ký sang một loại hình công ty khác.

Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là cách phân biệt công ty này với công ty khác, nó còn thể hiện được vị thế của công ty đó với khách hàng và vị thế trên thương trường kinh doanh. Chính vì thế đặt tên cho doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều đầu tư. Tuy nhiên, không thể đặt tên công ty bừa bãi do tên công ty cũng phải được đặt theo đúng quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Cụ thể tại Điều 37 và Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải được đặt phù hợp với thuần phong mỹ tục, không được đặt tên gây nhầm lẫn hoặc trùng với tên gọi của các ty khác.

Tên công doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố: Tên loại hình + tên công ty. Ví dụ: Công ty TNHH ABC hoặc Công ty Cổ phần XYZ…

Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính

Pháp luật doanh nghiệp đã quy định địa chỉ doanh nghiệp phải được thể hiện rõ ràng và chính xác bao gồm đầy đủ các thông tin: Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn; Xã/phường/thị trấn; Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; Tỉnh/thành phố.

Đồng thời doanh nghiệp không được thành lập tại địa chỉ là nhà tập thể, chung cư (Ngoại trừ chung cư cho phép mở văn phòng phải có giấy tờ chứng minh). Trường hợp văn phòng đi thuê phải có văn bản hoặc hợp đồng cho thuê, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất…

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Pháp luật cho phép doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khi đăng ký các ngành nghề, khách hàng phải sử dụng mã ngành cấp 4 tại Bảng mã ngành nghề Việt Nam (Ban hành kèm Quyết định 27/2018/QĐ-ttg)

Do bảng mã ngành nghề hiện nay là khá nhiều, đồng thời khách hàng có thể có nhu cầu đăng ký nhiều ngành nghề song chưa nắm được mã ngành nghề là gì, Luật Hoàng Phi sẽ hỗ trợ đăng ký tất cả các ngành nghề mà khách hàng có nhu cầu kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp, đảm bảo đầy đủ và chính xác nhất.

Điều kiện về vốn điều lệ công ty

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa mà công ty phải đăng ký. Trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật yêu cầu phải có đủ vốn pháp định (Tức các ngành nghề phải có đủ số vốn mà pháp luật quy định, công ty mới có thể đăng ký kinh doanh nghành nghề đó.)

Mức vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng:

– Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Nộp 3.000.000/năm

– Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: Nộp 2.000.000/năm

Thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Để có thể thành lập doanh nghiệp một cách hợp pháp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp là giấy tờ quan trọng và cần thiết nhất. Nó chứa đựng các thông tin về loại hình, thành viên, tên gọi… của công ty, là tiền đề cho việc tạo lập thông tin cho doanh nghiệp sau này.

Khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Hoàng Phi bản sao công chứng giấy tờ cá nhân của khách hàng hoặc thành viên công ty, chúng tôi sẽ trực tiếp soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo những yêu cầu mà khách hàng đưa ra.

Bộ hồ sơ thành lập công ty cần những giấy tờ sau :

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;

Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định ủy quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

– Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

– Văn bản ủy quyền và chứng minh nhân dân cho người được ủy quyền thành lập công ty;

– Các giấy tờ, văn bản khác nếu có (Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị trong từng trường hợp);

Lưu ý: Các biểu mẫu liên quan đến giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp và danh sách cổ đông/thành viên công ty phải sử dụng theo mẫu tại Phụ lục Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

Thành lập doanh nghiệp cần thực hiện những bước nào?

Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin về doanh nghiệp và giấy tờ cần thiết

Để thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin cần thiết như lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, vốn thành lập,….

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Trên cơ sở loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập theo nội dung đã hướng dẫn ở trên. Nếu trong quá trình soạn thảo hồ sơ gặp khó khăn quý khách hàng hãy liên hệ đến Luật Hoàng Phi để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bằng cách nộp trực tuyến qua cổng dịch vụ công.

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh và thực hiện thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

– Trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung theo quy định.

thành lập doanh nghiệp cần những điều kiện gì

Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị các vấn đề sau để hạn chế rủi ro pháp lý:

– Đặt con dấu pháp nhân của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Làm biển tên và treo biển tên tại địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

– Mở tài khoản ngân hàng và thông báo về tài khoản ngân hàng.

– Đăng ký dịch vụ chữ ký số và cài đặt chữ ký số điện tử.

– Đăng ký nộp thuế điện tử.

– Kê khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài.

– Đăng ký đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn.

– Kê khai và nộp thuế GTGT theo quý, kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo thuế cuối năm.

Tại sao nên lựa chọn Luật Hoàng Phi để thành lập doanh nghiệp?

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, chúng tôi luôn cố gắng cập nhật các văn bản, quy định pháp luật mới nhất nhằm đảm bảo mọi vấn đề pháp lý luôn đúng và chính xác nhất. Cộng với đội ngũ luật sư, chuyên viên luật tận tụy, trách nhiệm và chuyên môn cao, mọi thắc mắc, yêu cầu dịch vụ của khách hàng luôn được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời .

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói. Tức khách hàng chỉ cần yêu cầu dịch vụ và cung cấp một số giấy tờ, mọi vấn đề còn lại Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện trực tiếp.

Chúng tôi cam kết thực hiện thành lập doanh nghiệp trong 2 – 6 ngày làm việc, đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Hoàng Phi, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:

– Yêu cầu tư vấn: 1900 6557

– Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868

– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh vật liệu xây dựng khi thành lập công ty là nội dung được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

 Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay...

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Nam Định

Thay đổi đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở khi doanh nghiệp muốn thay đổi một hoặc nhiều nội dung được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi