Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Điều kiện nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8607 Lượt xem

Điều kiện nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”?

Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng một lần cho cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục được cơ quan quản lý trực tiếp xác nhận khi đạt được một trong số các tiêu chuẩn nhất định theo quy định của pháp luật.

Kỷ niệm chương là một trong những hình thức khen thưởng gửi tới các cá nhân, tổ chức có sự đóng góp, cống hiến nhất định tới sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, để nhận được kỷ niệm chương này đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được các điều kiện nhất định theo Luật định. Hãy cùng Chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để hiểu được rõ hơn về các Điều kiện nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.

Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục là gì”?

Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” (sau đây gọi tắt là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng một lần cho cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục được cơ quan quản lý trực tiếp xác nhận khi đạt được một trong số các tiêu chuẩn nhất định theo quy định của pháp luật.

Điều kiện nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”

Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” được áp dụng cho ba đối tượng với các tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất: đối với cá nhân trong ngành Giáo dục

– Có thời gian công tác trong ngành Giáo dục đủ 20 năm trở lên. Trường hợp cá nhân đang công tác được cử đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau đó tiếp tục nhận công tác trong ngành Giáo dục thì thời gian đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác trong ngành Giáo dục để xét tặng Kỷ niệm chương. Cá nhân có đủ thời gian công tác nhưng bị kỷ luật từ mức khiển trách đến dưới mức buộc thôi việc chỉ được xét tặng Kỷ niệm chương sau 02 năm, tính từ thời điểm hết thời hạn chịu kỷ luật; thời gian chịu kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương;

– Cá nhân đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được xét tặng sớm hơn so với thời gian quy định của pháp luật (đủ 20 năm trở lên) là 05 năm.

Thứ hai: Cá nhân ngoài ngành Giáo dục

– Đã đảm nhiệm chức vụ quản lý đủ một nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên, có nhiều đóng góp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục;

– Có nhiều đóng góp xây dựng, ủng hộ tài chính, hiện vật cho sự phát triển ngành Giáo dục, được đơn vị thụ hưởng xác nhận.

Thứ ba: Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Việt Nam, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Giáo dục Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế.

Thẩm quyền quyết định xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”

Theo Điểm b Khoản 5 Điều 7 Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT về Hướng dẫn Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục ngày 31/7/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Thẩm quyền quyết định và đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như sau:

– Thủ trưởng đơn vị có tư cách pháp nhân của các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ hoặc các trường Đại học quốc gia có thẩm quyền trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét, quyết định tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.

– Thủ trường đơn vị không có tư cách pháp nhân thuộc Cơ quan Bộ có thẩm quyền trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xét, quyết định kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.

– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền ra Quyết định, tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” đối với các đối tượng sau:

+ Trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là trường thuộc tỉnh); cơ sở giáo dục đại học trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là trường thuộc Bộ);

+ Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo), Phòng Giáo dục và Đào tạo, đơn vị cấp phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Thủ tục đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”

Về thành phần hồ sơ:

– Tờ trình Đề nghị xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” năm …

– Danh sách đề nghị xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” năm …

– Tóm ắt thành tích cá nhân Đề nghị xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” năm …

Thời gian nộp hồ sơ: Hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Bộ gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 8 hằng năm đối với đơn vị xét thi đua theo năm học và trước ngày 31 tháng 01 hằng năm đối với đơn vị xét thi đua theo năm công tác.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Điều kiện nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”?” và một số vấn đề liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi