Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cách tính tiền thai sản cho lao động nữ sinh con như thế nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 14762 Lượt xem

Cách tính tiền thai sản cho lao động nữ sinh con như thế nào?

Tôi tham gia bảo hiểm xã từ tháng 05/2016 đến nay, tôi sinh con liệu có được hưởng trợ cấp thai sản không, nếu có thì mức hưởng trợ cấp của tôi được tính như thế nào

Câu hỏi:

Tôi là nhân viên văn phòng của công ty TNHH MTV Thành Long từ tháng 05/ 2019 đến nay, có tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Ngày 18/03/20120 tôi sinh con, vậy tôi có được hưởng trợ cấp thai sản hay không, nếu có thì số tiền tôi được nhận trợ cấp tính như thế nào? Lương của tôi từ ngày đi làm đến nay là 6.750.000 đồng. Mong Luạt Hoàng Phi giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Công ty Luật Hoàng Phi xin được trả lời vấn đề của chị như sau:

Những đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Tiền trợ cấp thai sản cho lao động nữ sinh con tính như thế nào

Khoản 1 Điều 31 đã quy định 06 nhóm đối tượng được hưởng chế độ thai sản: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội các đối tượng tại các điểm b, c, d của khoản 1 Điều 31 để được hưởng chế độ thai sản như sau:

“2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Vì thế, những đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014  muốn hưởng chế độ thai sản phải có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Đối chiếu với thời gian chị tham gia bảo hiểm xã hội đến khi chị sinh con thì chị đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản theo khoản 2 Điều 31.

Về mức hưởng chế độ thai sản của chị khi sinh con, điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”

Điều 9 Thông tư 59/2015TT-BLĐTBXH quy định hướng dẫn thi hành Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về cách tính mức hưởng trợ cấp khi người lao động hưởng chế độ thai sản thì:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này“.

Mức hưởng trợ cấp thai sản đối với người lao động khi sinh con = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc x số tháng nghỉ sinh con (6 tháng) + trợ cấp một lần khi sinh con (bằng 02 tháng lương cơ sở).

1 tháng lương cơ bản hiện nay là 1.210.000 đồng. Như vậy, mức hưởng trợ cấp thai sản của chị = 6.750.000 x 6 +2.420.000 = 42.920.000 đồng.

Tiền thai sản là gì?

Tiền thai sản là khoản tiền do bảo hiểm xã hội tổ chức chi trả cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và đáp ứng các điều kiện để được hưởng chế độ thai sản, việc xác định khoản tiền này căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan, hiện tại chế độ thai sản chỉ có khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tiền thai sản áp dụng với mỗi đối tượng lao động là khác nhau do:

– Trường hợp hưởng thai sản khác nhau: có nhiều trường hợp có thể được hưởng chế độ thai sản như khám thai, sinh con, nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi, mang thai hộ và nhờ mang thai hộ, đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản,…

– Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội khác nhau: Phần nội dung trên đây là một ví dụ cho thấy mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khi xác định tiền thai sản. Thực tế cho thấy, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động rất đa dạng từ mức cao nhất đến mức thấp nhất.

– Quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mỗi người lao động có thể khác nhau do vấn đề thay đổi vị trí làm việc trong một đơn vị sử dụng lao động, đơn vị sử dụng lao động, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,…

Tổng đài tư vấn cách tính tiền thai sản 1900 6557

Chế độ thai sản là một trong những chế độ quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động khi mang thai, sinh con, thực hiện các biện pháp tránh thai,… song bởi tính đa dạng của chế độ này, không ít cá nhân, tổ chức gặp khó khăn khi tìm hiểu, vận dụng các quy định pháp luật có liên quan.

Qua quá trình tư vấn pháp luật bảo hiểm, Tổng đài 1900 6557 nhận được rất nhiều câu hỏi về tính tiền thai sản như:

– Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì tính tiền thai sản như thế nào?

– Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì khi tính tiền thai sản tính mức bình quân tiền lương thế nào?

– Tiền thai sản khi nghỉ khám thai là bao nhiêu?

– Tính tiền thai sản cho lao động nam như thế nào?

– Nghỉ việc rồi mới sinh thì tiền thai sản như thế nào?

– Thai chết lưu thì được hưởng mức thế nào?

– Vợ không đóng bảo hiểm xã hội thì chồng hưởng thế nào?…

Ngoài những thắc mắc về tính tiền thai sản, nhiều người còn băn khoăn về điều kiện hưởng chế độ thai sản, ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản, hồ sơ hưởng chế độ thai sản, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thời hạn giải quyết, thời gian chi trả, phương thức chi trả tiền thai sản,…

Với nhiều năm kinh nghiệm trong hỗ trợ pháp lý về bảo hiểm xã hội, hơn ai hết, Luật Hoàng Phi thấu hấu tất cả những khó khăn, vướng mắc của người lao động trong việc tìm hiểu, tiếp cận quy định pháp luật. Do đó, Tổng đài tư vấn cách tính tiền thai sản 1900 6557 ra đời nhằm tháo gỡ tất cả những vướng mắc của Quý khách hàng về chế độ thai sản một cách nhanh chóng. Với đội ngũ tư vấn viên với chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết, chúng tôi luôn sẵn sàng sẻ chia những khó khăn, giúp Quý khách hàng bảo vệ quyền, lợi ích của mình một cách tối đa.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi