• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11617 Lượt xem

Điều kiện học sinh giỏi cấp 3

Thông tư 22/2021 không còn phân loại học sinh theo 04 mức: Giỏi, trung bình, yếu kém như hiện nay. Thay vào đó, kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Cách xét học lực, hạnh kiểm và công nhận học sinh giỏi là một trong những vấn đề nóng hổi được rất nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Với sự ra đời của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đã có nhiều thay đổi về cách đánh giá, xếp loại học sinh giỏi cấp 3. Cùng tìm hiểu điều kiện học sinh giỏi cấp 3 qua nội dung bài viết này nhé.

Quy định mới trong việc đánh giá học sinh giỏi các cấp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư 22/2021/TT- BGDĐT quy định mới về đánh giá học sinh THCS và THPT có hiệu lực từ 07/9/2021 và được thực hiện theo lộ trình sau:

– Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.

– Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.

– Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.

– Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, từ năm 2022, việc đánh giá, xếp loại của học sinh cấp 3 được áp dụng theo Thông tư mới. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 9 của Thông tư 22/2021 về kết quả học tập trong từng học kỳ, cả năm học được xác định như sau:

– Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk): Được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì;

– Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn): Được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học.

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ đối với các môn học

– Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:

ĐTBmhk = (TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck) / (Số ĐĐGtx+ 5)

TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

– Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn) được tính như sau:

ĐTBmcn = (ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII) / 3

Trong đó:

+ ĐTBmhkI Điểm trung bình môn học kì I.

+ ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.

Trong khi đó, theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT trước đây, học sinh sẽ được xếp loại học lực học kỳ, cả năm căn cứ theo điểm trung bình các môn học, trong đó điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ, cả năm của các môn học đánh giá bằng điểm số

Như vậy, theo quy định mới nhà trường sẽ đánh giá thông qua điểm trung bình của mỗi môn học ở mỗi học kỳ và cả năm học.

Điều kiện học sinh giỏi cấp 3 quy định như thế nào?

Đây là nội dung đáng lưu ý của Thông tư mới, theo đó kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt thay vì Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như trước đây.

Kết quả học tập được đánh giá như sau:

– Mức Tốt:

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên (có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên).

– Mức Khá:

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên (có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên).

– Mức Đạt:

+ Có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

– Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

– Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Bỏ xếp loại hạnh kiểm thay bằng đánh giá kết quả rèn luyện

Theo quy định cũ tại Thông tư 58, học sinh THPT được đánh giá, xếp loại hạnh kiểm dựa vào thái độ, hành vi đạo đức, ứng xử với mọi người, kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể…theo bốn loại: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu.

Tuy nhiên, tại Thông tư mới, việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm được thay thế bằng đánh giá kết quả rèn luyện. Theo đó, giáo viên sẽ đánh giá kết quả rèn luyện căn cứ vào phẩm chất, năng lực chung, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế trong quá trình rèn luyện và học tập môn học của học sinh.

Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng kỳ học và cả năm được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa Đạt.

Như vậy, theo Thông tư 22/2021 không còn phân loại học sinh theo 04 mức: Giỏi, trung bình, yếu kém như hiện nay. Thay vào đó, kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Theo đó, để đạt ở mức “tốt”, quy định mới khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với yêu cầu về “học sinh giỏi” như hiện nay.

Nếu theo quy định trước đây, học sinh đạt học lực giỏi phải có ít nhất 01 trong 03 môn toán, văn, ngoại ngữ đạt 8,0 trở lên, thì theo quy định mới, để đạt được mức Tốt thì bạn phải có các môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức Đạt, các môn đánh giá cho điểm kết hợp nhận xét phải đạt mức 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn đạt mức 8,0 trở lên.

Trên đây là giải đáp về điều kiện học sinh giỏi cấp 3. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả có thể liên hệ với các chuyên gia pháp lý của chúng tôi qua số hotline để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi