Điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái bị phạt bao nhiêu?
Mức xử phạt về lỗi không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Câu hỏi:
Chào luật sư, tôi tên là Nguyễn Văn Khương. Hôm qua trong quá trình điều khiển xe máy trên đường tôi bị cảnh sát giao thông vẫy lại và xử phạt tôi về lỗi không có gương chiếu hậu bên trái là 400.000 đồng và họ còn giữ bằng lái xe của tôi. Luật sư cho tôi hỏi, cảnh sát giao thông xử phạt như vậy có đúng không?
Trả lời:
Với câu hỏi này Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:
Về mặt nguyên tắc, đối với xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông trên đường phải có đầy đủ gương chiếu hậu. Nếu điều khiển xe không lắp gương đúng quy định thì bị xử phạt hành chính.
Điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái bị phạt bao nhiêu?
Tại Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
b) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;
b) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này bị tịch thu còi;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”.
Như vậy đối với hành vi điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Hành vi này chỉ bị phạt tiền không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Cho nên nếu cảnh sát giao thông xử phạt bạn 400.000 đồng đối với lỗi này và giữ giấy phép lái xe của bạn là hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của mình bạn cần khiếu nại trực tiếp lên cơ quan đó để được giải quyết.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Quy định pháp luật về việc thoát nước mưa
Nhà bà Huế không làm đường ống thoát nước khiến nước mưa từ mái nhà bà chảy xuống mái nhà ông Thắng gây thấm mốc. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề...
Bà ngoại theo Đạo thì có được kết hôn với Công an không?
Ông bà ngoại em theo đạo Thiên Chúa giáo nhưng khi mẹ em lấy ba em thì đã bỏ đạo, nếu xét lý lịch của bên nội em thì rất tốt, mẹ em trong lí lịch bên nội em cũng không có đạo gì hết. Vậy, mẹ em đã bỏ đạo rồi thì em có được kết hôn với người trong ngành Công an không? Thủ tục kết hôn với người trong ngành Công an như thế nào...
Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức?
Bài viết sau đây, luật Hoàng Phi sẽ phân tích và giải đáp câu hỏi: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình...
Quyền yêu cầu khởi kiện của người thừa kế
Luật sư cho tôi hỏi, người thừa kế có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết những việc liên quan đến quyền thừa kế của mình...
Gây thiệt hại về sức khỏe thì phải bồi thường cho người bị hại những chi phí gì?
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh...
Xem thêm