Điệp ngữ có mấy dạng

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 4835 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Câu hỏi: Điệp ngữ có mấy dạng

A. 3 dạng

B. 4 dạng

C. 2 Dạng

D. Không xác định được

Đáp án đúng A.

Điệp ngữ Có 3 dạng là điệp cách quãng, điệp nối tiếp và điệp chuyển tiếp, Mục đích để gây sự chú ý, nhấn mạnh ý nghĩa một vấn đề nào đó, điệp ngữ Khác với từ đồng âm, điệp ngữ có thể lặp lại nguyên 1 câu, 1 đoạn hay vài từ bất kỳ.

Lý giải việc lựa chọn đáp án A là do:

Điệp ngữ là những câu, từ được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn, câu nói, đoạn thơ.

Ví dụ: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Nhấn mạnh 2 từ là “đoàn kết” và “thành công”.

Hoặc “ Học, học nữa, học mãi”. Nhấn mạnh tầm quan trọng của từ “học”.

Theo chương trình ngữ văn lớp 7 thì điệp ngữ được chia thành 3 loại chính gồm điệp ngữ nối tiếp, chuyển tiếp và cách quảng.

Điệp ngữ nối tiếp

Là loại điệp ngữ các từ lặp lại nối tiếp nhau, tạo điểm nhấn nổi bật về cảm xúc hoặc ý nghĩa quan trọng.

Ví dụ câu ca dao Việt Nam sau:

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm.

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

Từ “Trông” được lặp lại liên tiếp để nhấn mạnh sự phụ thuộc vào thời tiết khi làm nông nghiệp lúc xưa.

Hoặc câu: Học ăn, học nói, học gói, học hỏi. Nhấn mạnh từ “học” có 4 kỹ năng mà người xưa đã dạy.

Điệp ngữ chuyển tiếp

Hay còn được gọi là điệp ngữ vòng, thường dùng trong thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thơ tứ tuyệt… Để giúp lời thơ diễn đạt mạch lạc, ngữ nghĩa kết nối liền mạch nhau.

Ví dụ: Một bài thơ của thi sĩ Đoàn Thị Điểm

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Điệp ngữ cách quãng

Trái ngược với điệp ngữ nối tiếp, loại này thường cách nhau một vài từ hoặc một câu để bổ sung nghĩa cho nhau. Đây là loại điệp ngữ thường được sử dụng nhất trong thơ ca.

Ví dụ: Bài thơ Trăng trối của Tố Hữu

Nếu mai đây có chết một thân tôi

Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu

Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão

Gân đang săn và thớ thịt căng da

Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa!

Hai mươi tuổi mới qua vòng thơ bé

Dù phải chết, chết một đời trai trẻ

5/5 - (5 bình chọn)