Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3468 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Câu hỏi:

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào?

A. Hình dạng và kích thước hai bản tụ

B. Khoảng cách giữa hai bản tụ

C. Bản chất của hai bản tụ điện

D. Điện môi giữa hai bản tụ điện

Đáp án đúng C.

Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào bản chất của hai bản tụ điện, tụ điện được dùng phổ biến là tụ điện phẳng, cấu tạo của tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

Giải thích lý do vì sao chọn C là đúng

Tụ điện là gì ?

– Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.

– Nó dùng để chứa điện tích. 

– Tụ điện được dùng phổ biến là tụ điện phẳng. Cấu tạo của tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.

– Trong mạch điện, tụ điện được biểu diễn bằng kí hiệu vẽ

Điện dung của tụ:

– Định nghĩa: Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó.

C = Q / U

– Đơn vị: Fara (F)

1μF = 10-6F

1nF = 10-9F

1pF = 10-12F

– Các loại tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ sứ…

– Tụ có điện dung thay đổi gọi là tụ xoay.

– Trên vỏ tụ thường ghi 1 cặp số.

VD: 10μF – 250V: trong đó 10μF là điện dung của tụ

250V là giá trị giới hạn của hiệu điện thế có thể đặt vào tụ. Quá giới hạn đó, tụ có thể bị hỏng.

– Các loại tụ điện

+ Người ta lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện : tụ không khí, tụ giấy, tụ mica, tụ sứ, tụ gốm,…

+ Người ta còn chế tạo tụ điện có điện dung thay đổi được (còn gọi là tụ xoay).

5/5 - (5 bình chọn)