Điểm chung trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các triều đại trước
Điểm chung trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các triều đại trước là Hạn chế, không quan hệ với phương Tây, thương nghiệp cũng hạn chế buôn bán với người phương Tây.
Câu hỏi:
Điểm chung trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các triều đại trước?
A. Thần phục nhà Thanh.
B. Bắt lào, Chân Lạp phục tùng.
C. Hạn chế, không quan hệ với phương Tây.
D. Phục tùng Phương Tây.
Đáp án đúng C.
Điểm chung trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các triều đại trước là Hạn chế, không quan hệ với phương Tây, thương nghiệp cũng hạn chế buôn bán với người phương Tây.
Giải thích lý do chọn đáp án C:
Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn lấy niên hiệu Gia Long, chọn phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.
Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, tổ chức lại bộ máy chính quyền:
+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
+ Năm 1831 – 1832, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Phủ Thừa Thiên).
Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
Về quân đội, nhà Nguyễn xây dựng quân đội mạnh gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.
Về đối ngoại, nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh, đóng cửa không quan hệ với tư bản Phương Tây.
Về kinh tế dưới triều Nguyễn:
1/ Nông nghiệp
– Chú trọng khai hoang, khai phá miền ven biển.
– Di dân lập ấp, lập đồn điền.
→ Diện tích canh tác tăng thêm, tuy nhiên ruộng đất tập trung trong tay địa chủ.
– Đê điều không được quan tâm tu sửa, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.
– Đặt lại chế độ quân điền nhưng không còn phát huy tác dụng như trước
→ Nông nghiệp ngày càng sa sút, không phát triển lên được.
2/ Thủ công nghiệp
– Nhà nước lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền…tập trung nhiều thợ giỏi, kĩ thuật cao.
– Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng…)
– Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.
3/ Thương nghiệp
– Nội thương :
+ Xuất hiện nhiều thành thị, thị tứ buôn bán tập nập.
+ Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú.
– Ngoại thương :
+ Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc.
+ Hạn chế buôn bán với người Phương Tây.
Như vậy, điểm chung trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các triều đại trước là Hạn chế, không quan hệ với phương Tây, thương nghiệp cũng hạn chế buôn bán với người phương Tây.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm