Dịch vụ logistic là gì?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 867 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Điều này đòi hỏi một dịch vụ hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng.

Đáp ứng nhu cầu đó, dịch vụ logistic đã ra đời và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế. Vậy dịch vụ logistic là gì?, các loại hình logistic phổ biến hiện nay là những loại nào?,…..Sau đây, Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin cơ bản về khái niệm này.

Dịch vụ logistic là gì?

Dịch vụ logistic là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao theo Điều 233 Luật Thương mại quy định.

Như vậy, bản chất của dịch vụ logistic theo định nghĩa này là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.

Ngoài ra, theo nghĩa rộng, Dịch vụ logistics còn gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Bên cạnh việc giải thích dịch vụ logistic là gì? Luật Hoàng Phi còn tiếp tục cung cấp các thông tin hữu ích có liên quan đến dịch vụ logistics ở các phần tiếp theo, do đó, Quý vị đừng bỏ lỡ.

Đặc diểm của dịch vụ logistic

– Tạo thành một chuỗi cung ứng (còn được gọi là dây chuyền cung ứng, là một chuỗi các mắt xích có mối liên hệ mật thiết với nhau, trong đó mắt xích trước đóng vai trò là các nhà cung ứng cho mắt xích sau nó, cung ứng từ nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng.

– Gắn bó chặt chẽ với dịch vụ vận tải hàng hóa nhưng không chỉ bao gồm dịch vụ vận tải.

– Chủ thể tham gia hoạt động logistic gồm người giao nhận và công ty logistic.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Thành lập công ty Logistic

Phân loại dịch vụ logistic

– Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

– Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

– Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

– Dịch vụ chuyển phát.

– Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

– Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

– Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

– Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

– Dịch vụ vận tải hàng không.

– Dịch vụ vận tải đa phương thức.

– Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

– Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

– Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic

– Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

– Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định trên, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

– Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistic

Đối với từng ngành dịch vụ logistic cụ thể, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện riêng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistic.

Vai trò của dịch vụ logistic

– Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.

–  Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.

– Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian, địa điểm.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Dịch vụ logistic là gì? và các nội dung cần quan tâm đến nó. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 6557.

5/5 - (6 bình chọn)