Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc do?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 1457 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Ngoại lực có ảnh hưởng và tác động rất lớn trong quá trình làm biến đổi địa hình. Cụ thể địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc do?

Câu hỏi: Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc do?

A. băng hà.

B. nước chảy trên mặt.

C. gió.

D. nấm đá.

Đáp án đúng C.

Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc là do gió, địa hình khối khoét mòn thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn làm khoét mòn các khối đá, tạo thành những dạng địa hình độc đáo như cột đá, nấm đá.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Năng lượng của các quá trình ngoại lực, chủ yếu có nguồn gốc từ năng lượng của bức xạ Mặt Trời. Ngoại lực có tác động rất lớn trong quá trình làm biến đổi địa hình.

Tác nhân của các quá trình ngoại lực chủ yếu là nhiệt độ, gió, nước và sinh vật trên bề mặt đất. Các quá trình ngoại lực gồm : phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Các quá trình này có quan hệ mật thiết với nhau, chúng thường xảy ra đồng thời. Tuy nhiên, có nơi, có lúc quá trình này hay quá trình khác chiếm ưu thế hơn, quá trình này làm cơ sở cho quá trình tiếp theo.

Bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực làm dời chuyển phong hoá khỏi vị trí ban đầu của nó. Đối với đá chưa bị phong hoá, các tác nhân khác cũng có thể phá vỡ rồi cuốn đi. Tuỳ theo nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau như : xâm thực, mài mòn, thổi mòn…

Ví dụ : xâm thực là quá trình bóc mòn do nước chảy ; mài mòn là quá trình bóc mòn do nước biển, thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió.

Địa hình do gió tạo thành như địa hình thổi mòn, địa hình khối khoét mòn cũng hết sức đa dạng như những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm…

5/5 - (6 bình chọn)