Địa danh là gì?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 8815 Lượt xem
4/5 - (138 bình chọn)

Việc gọi tên cho một vùng đất mới nhằm đánh dấu sự tồn tại của cộng đồng luôn luôn ẩn trong tiềm thức, hệ tư tưởng của biết bao đời cha ông của chúng ta.

Với sự tác động trực tiếp của thiên nhiên vào tâm lý những người con xa quê hương, những bậc tiền nhân của chúng ta dựa vào những điều mắt thấy tai nghe đặt ra những tên gọi cảm tính nôm na, gần gũi, dễ hiểu, gắn chặt với đặc trưng thiên nhiên, bản chất con người nơi đó để bây giờ chúng ta có những địa danh như hôm nay.

Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin đưa ra một số giải thích địa danh là gì và nêu lên tầm ý nghĩa quan trọng của địa danh trong cuộc sống con người chúng ta.

Địa danh là gì?

Địa danh là tên gọi các địa điểm được xác định bằng danh từ riêng, đó có thể là tên địa hình thiên nhiên (như sông Hương, hồ Ba Bể, Vịnh Hạ Long), tên công trình xây dựng ( như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, bốt Hàng Đậu), tên các đơn vị hành chính (như quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm địa danh khác nhau, chúng tôi xin đưa ra một số những quan điểm nổi bật sau đây:

Theo nhà ngôn ngữ học A.V.Superanskaja 1985 trong cuốn “Địa danh là gì” đã có định nghĩa: “Tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ riêng.”

Trên tạp chí sông Hương – số 121 (tháng 03 năm 2010), đưa ra khái niệm địa danh như sau: “Địa danh là tên gọi của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ nào đó.”

Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tự chung chúng ta có thể hiểu địa danh là tên các địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính,… được con người đặt ra.

Đối với bản đồ địa danh được hiểu là tên các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ.

Một trong những đặc điểm nổi bật của địa danh là sự đa dạng về ngôn ngữ. Địa danh của dân tộc, quốc gia nào thường được đặt bằng ngôn ngữ của dân tộc, quốc gia đó. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến việc bản đồ địa danh trở nên phức tạp hơn nhiều về mặt ngôn ngữ.

Chức năng của địa danh không cho phép không cho phép nhầm lẫn và trùng lặp tên địa danh.

Mô hình cấu tạo của địa danh trong tiếng Việt

Địa danh trong tiếng Việt thường được tạo nên theo mô hình như sau:

Thành tố/danh từ chung + tên riêng/địa danh.

Các địa danh trong tiếng Việt đều là tên gọi hay kí hiệu biểu hiện các dấu hiệu đặc trưng khu biệt của thực thể địa lý được mang tên. Điều này hoàn toàn đúng với ý kiến sau của Laibnitxo đã được V.I.Lênin khen là “nói hay” trong tác phẩm “bút kí triết học” cụ thể như sau: “nhưng tên gọi là cái gì? Một phù hiệu để phân biệt, một dấu hiệu đập vào mắt mà tôi đem làm thành đặc trưng của đối tượng trong tính chính thể của nó.”

Một số ý nghĩa, nguồn gốc của địa danh ở nước ta

+ Thành phố Đà Lạt: là một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, gồm 12 Phường, 3 xã. Theo như giải thích thì “Đà: có nghĩa là nước hoặc suối”, “Lạt: có nghĩa là tên một nhóm người thuộc dân tộc Kơho sống ở đây”.

+ Tỉnh Bắc Ninh: là tỉnh được nhà Nguyễn lập năm 1822 từ một phần xứ Kinh Bắc. Thời kì Hồng Bàng nước Văn Lang chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Tên gọi Bắc Ninh có thể từ Kinh Bắc và Vũ Ninh mà thành.

+ Thành phố Hà Nội: chính là Thăng Long, Đông Đô xưa đổi tên từ năm 1831 dưới thời vua Minh Mạng. Hà Nội có nghĩa nằm trong sông, Hà Nội được bao bọc bởi hai con sông: sông Hồng, sông Đáy.

+ Tỉnh Hòa Bình: là tỉnh được thành lập năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chờ Bờ, cuối năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm, năm 1888 đổi tên thành tỉnh Phương Lâm. Năm 1896 tỉnh lỵ được chuyển về đóng tại xã Hòa Bình, phía bờ trái sông Đà, đối diện với Phương Lâm và từ đó gọi là tỉnh Hòa Bình, sau nhiều lần tách nhập, đến nay vẫn giữ tên gọi này.

+ Tỉnh Thanh Hóa: là tỉnh nối giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam, là tỉnh có số lần chia tách, sáp nhập ít nhất cả nước. ở thời nhà Đinh và Tiền Lê Thanh Hóa được gọi là đạo Ái Châu. ở thời nhà Lý thời kì đầu gọi là trại Ái Châu, vào năm Thuận Thiên 1 tức năm 1009 gọi là Phủ Thanh Hóa. Năm 1469 lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hóa, tên Thanh Hoa có từ đây.

Năm 1802 đổi gọi là trấn Thanh Hóa, có thể do tên cũ trùng với tên một phi tần của vua. Năm 1831 đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa). Đến năm 1841 đổi thành tỉnh Thanh Hóa đến nay.

Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết địa danh là gì? Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi theo số 1900 6557, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý vị.

4/5 - (138 bình chọn)