Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 7359 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Việt Nam là quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan. Việt Nam là quốc gia rừng vàng, biển bạc và thiên nhiên cảnh quan phân hóa đa dạng. Tuy nhiên đất feralit ở nước ta thường bị chua vì?

Câu hỏi:

Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì?

A. có sự tích tụ nhiều Fe2O3.

B. quá trình phong hoá diễn ra với cuòng độ mạnh

C. mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan.

D. có sự tích tụ nhiều Al2O3.

Đáp án đúng C.

Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan như Ca2+; Mg2+; K+ làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxít sắt và ôxit nhôm nên đã tạo ra màu đỏ vàng của đất.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích Việt Nam nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Trong đó nước ta đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Chủ yếu là địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi cao từ 1000 – 2000m núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ có 1%. Do đặc trưng địa hình nên đất ở đồi núi nước ta chủ yếu là đất feralit.

Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Đất feralit là đất chủ yếu ở đồi núi nước ta.

Đất feralit là sản phẩm của vỏ phong hoá trên đá mẹ axit trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm. Đặc tính của loại đất này là lớp vỏ phong hoá dày, đất thông khí, thoát nước, nghèo các chất badơ, nhiều ôxít sắt, nhôm ; đất chua, dễ bị thoái hoá.

Sự hình thành đá ong là giai đoạn cuối của quá trình feralit diễn ra trong điều kiện lớp phủ thực vật bị phá huỷ, mùa khô kéo đài, sự tích tụ ôxit Fe, ôxít AI trong tầng tích tụ từ trên xuống trong mùa mưa và từ dưới lên trong mùa khô càng nhiều. Khi lớp đất mặt (tầng A) bị rửa trôi hết, tầng tích tụ (tầng B) lộ ra trên mặt, rấn chắc lại thành tầng đá ong. Đất càng xấu nếu tầng đá ong càng gần mặt và không canh tác được. Đất bị đá ong hoá thường thấy nhiều ở vùng đôi, thêm phù sa cổ vì ở các vùng này quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ, nếu mất lớp phủ thực vật thì quá trình đá ong hoá tiến triển mạnh.

5/5 - (5 bình chọn)