Trang chủ Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 4116 Lượt xem

Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết theo nội dung bên dưới.

Giới thiệu Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” là cuộc thi dành cho tất cả công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài có thể tham dự nhằm nâng cao tinh thần pháp luật của tất cả mọi người.

Mục đích và nội dung chương trình Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Mục đích chương trình:

Cuộc thi là một điểm nhấn quan trọng trong đợt cao điểm phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) phục vụ Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; triển khai có hiệu quả các văn bản của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Bầu cử Quốc gia về tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Cuộc thi được tổ chức nhằm phổ biến, nâng cao hiểu biết về pháp luật, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, tạo sức lan tỏa lớn để thu hút người dân tham gia; đổi mới, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL và góp phần tích cực động viên, khuyến khích các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng, tham gia cuộc bầu cử.

Nội dung chương trình:

Cuộc thi chủ yếu xoay quanh các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; một số quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

I. Đối tượng dự thi:

Công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài

II. Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức cuộc thi

1. Nội dung:

Các thí sinh tham gia cuộc thi sẽ trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 20 phút, trong đó 19 câu là trắc nghiệm chọn 1 đáp án đúng và 1 câu là dự đoán số người có cùng câu trả lời như vậy. Trong quá trình diễn ra Cuộc thi, mỗi cá nhân được dự thi tối đa 03 lượt thi để có thể cải thiện kết quả.

2. Hình thức thi:

Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

3. Cách thức nhận đề thi

Thí sinh tham gia đăng ký dự thi trực tiếp tại địa chỉ website: https://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn hoặc truy cập Chuyên mục Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” trên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội; Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp; Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử Quốc gia; Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật; Trang thông tin điện tử Truyền hình Quốc hội Việt Nam; Báo Điện tử Đại biểu nhân dân và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.

4. Cách thức dự thi và nộp bài thi

Mọi người tham gia thi trực tuyến bằng cách trả lời trực tiếp câu hỏi trắc nghiệm trên trang website: https://thitimhieuphapluat.moj.gov.vn (Hướng dẫn các bước tham dự thi và nộp bài được đính kèm Công văn này).

5. Thời gian tổ chức cuộc thi :

Bài thi gồm 20 câu hỏi và sẽ được làm trong thời gian 20 phút.

Thời gian thi: 30 ngày (từ 0h00 ngày 01/4/2021 đến 24h00 ngày 30/4/2021).

6. Cơ cấu giải thưởng:

Giải thưởng Cuộc thi gồm

+ 01 Giải Nhất: 20.000.000 đồng/giải;

+ 05 Giải Nhì: 5.000.000 đồng/giải;

+ 10 Giải Ba: 3.000.000 đồng/giải;

+ 20 Giải Khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải (Một triệu đồng/giải).

Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Câu hỏi 1: Văn bản nào dưới đây quy định về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta?

 Sắc lệnh số 14-SL năm 1945

 Hiến pháp năm 1946

 Bản Tuyên ngôn Độc lập

 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959

Câu hỏi 2: Ngày nào là ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta?

 09/11/1946

 06/01/1946

 02/9/1945

 02/03/1946

Câu hỏi 3: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là ngày nào?

 Chủ nhật, ngày 02 tháng 5 năm 2021

 Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021

 Chủ nhật, ngày 09 tháng 5 năm 2021

 Chủ nhật, ngày 30 tháng 5 năm 2021

Câu hỏi 4: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?

 Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín

 Phổ thông, minh bạch, trực tiếp và bỏ phiếu kín

 Tự do, dân chủ, công bằng và bỏ phiếu kín

 Tập trung, dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín

Câu hỏi 5: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử

 Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và quyền ứng cử

 Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử

 Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và quyền ứng cử

Câu hỏi 6: Trường hợp nào sau đây cử tri có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu?

 Cử tri bị ốm đau không thể đến phòng bỏ phiếu

 Cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được

 Cử tri là người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

 Cử tri là người đang bị tạm giam

Câu hỏi 7: Trường hợp nào sau đây không tuân thủ nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo quy định tại Điều 1 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?

 Cử tri trực tiếp viết và bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu.

 Cử tri trực tiếp viết phiếu bầu nhưng do bị khuyết tật không tự bỏ phiếu được nên nhờ người khác bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu.

 Cử tri ủy quyền cho người khác sử dụng phiếu bầu của mình để thực hiện việc bầu cử do bận công việc không trực tiếp tham gia bầu cử.

 Cử tri không trực tiếp đến phòng bỏ phiếu vì đang bị cách ly tập trung do Covid-19 và đề nghị được bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu phụ.

Câu hỏi 8: Khẳng định nào sau đây là đúng?

 Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp nào thì được gửi tới Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp đó.

 Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia.

Câu hỏi 9: Khi tiến hành bỏ phiếu, do sơ suất anh A đã gạch nhầm tên người được bầu và anh muốn đổi phiếu bầu khác. Hỏi trong trường hợp này, phiếu bầu của anh A sẽ được xử lý thế nào?

 Tổ bầu cử sẽ phải thu hồi phiếu gạch hỏng đó và cấp cho anh A phiếu bầu khác.

 Anh A vẫn tiếp tục bỏ phiếu đã gạch hỏng vào hòm phiếu.

 Phiếu gạch hỏng sẽ bị thu hồi và anh A không được cấp phiếu bầu khác.

 Anh A giữ lại phiếu gạch hỏng và được cấp lại phiếu bầu khác.

Câu hỏi 10: Tại đơn vị bỏ phiếu X, sau khi kiểm phiếu, có 02 người ứng cử là A và B ở cuối danh sách trúng cử có số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử là 01 người. Hỏi việc xác định ai là người trúng cử dựa theo nguyên tắc nào?

 Người có trình độ học vấn cao hơn là người trúng cử.

 Người ít tuổi hơn là người trúng cử.

 Người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.

 Do Hội đồng bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Câu hỏi 11: Phiếu bầu nào sau đây được coi là hợp lệ?

 Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử.

 Phiếu gạch xóa tất cả tên những người ứng cử.

 Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.

 Phiếu bầu đủ số lượng đại biểu hoặc bầu ít hơn số lượng đại biểu được bầu theo quy định.

Câu hỏi 12: Trong quá trình tổ chức bầu cử, Tổ bầu cử xử lý như thế nào đối với cử tri đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 theo quy định của pháp luật?

 Tổ bầu cử phải mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu tới địa điểm có mặt cử tri

 Tổ bầu cử đề nghị cơ sở điều trị Covid-19 cử cử tri đại diện tham gia bỏ phiếu.

 Tổ bầu cử chủ động đề xuất Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn quyết định việc bỏ phiếu đối với cử tri.

 Căn cứ vào điều kiện thực tiễn tại địa bàn, Tổ bầu cử chủ động quyết định việc mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu tới địa điểm có mặt cử tri.

Câu hỏi 13: Cơ cấu số lượng đại biểu Quốc hội khoá XV là người dân tộc thiểu số dự kiến chiếm ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) trên tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội?

 Ít nhất 20%

 Ít nhất 15%

 Ít nhất 18%

 Ít nhất 25%

Câu hỏi 14: Điền cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định về vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho … của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước”?

 Ý chí, nguyện vọng.

 Quyền và lợi ích hợp pháp.

 Quyền làm chủ.

 Tiếng nói.

Câu hỏi 15: Nội dung nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội?

 Có trình độ thạc sĩ trở lên.

 Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật.

 Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

 Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Câu hỏi 16: Tiêu chuẩn nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân?

 Có trình độ cử nhân trở lên.

 Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu.

 Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật.

 Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Câu hỏi 17: Pháp luật quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri như thế nào?

 Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc với cử tri ít nhất 2 lần trước mỗi kỳ họp Quốc hội.

 Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri về Quốc hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

 Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với cử tri bằng văn bản về hoạt động của đại biểu và Quốc hội và gửi tới cử tri.

 Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm.

Câu hỏi 18: Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định cuối cùng trong giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến người ứng cử đại biểu Quốc hội?

 Ban bầu cử đại biểu Quốc hội.

 Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 Hội đồng bầu cử quốc gia.

 Quốc hội

Câu hỏi 19: Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền hủy bỏ kết quả bầu cử ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đó?

 Quốc hội.

 Chính phủ.

 Hội đồng bầu cử quốc gia.

 Tòa án nhân dân tối cao.

Câu hỏi 20: Dự đoán số người trả lời đúng*

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi