Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô năm 2021 – Vòng 3
Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô 2021 trên Internet sẽ được chúng tôi gợi ý theo nội dung bên dưới để bạn đọc tham khảo.
Thể lệ cuộc thi trắc nghiệm “Vì an toàn giao thông Thủ đô” năm 2021 trên internet
I. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu
1. Mục đích
Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, đẩy mạnh việc thực hiện văn hóa giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô. Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp vận tải và người dân về ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông; tăng cường trật tự, văn minh đô thị.
2. Ý nghĩa
– Giáo dục kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông.
– Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, nhất là việc xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh, sinh viên, thanh, thiếu niên.
– Tuyên truyền đến gia đình và cộng đồng về ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
– Góp phần đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên Thủ đô.
3. Yêu cầu
Quá trình tổ chức Cuộc thi, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi phải tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.
II. Nội dung và các hình thức thi
1. Nội dung
– Về kiến thức: Quy định của pháp luật khi tham gia giao thông; kiến thức cơ bản về an toàn giao thông; một số hiểu biết về công trình giao thông, phương tiện tham gia giao thông.
– Về kỹ năng: Tham gia giao thông an toàn; xử lý tình huống giao thông; điều khiển phương tiện giao thông; khắc phục hậu quả và giải quyết tai nạn giao thông.
– Về thái độ: Ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông; chấp hành luật và tuyên truyền về pháp luật giao thông.
2. Hình thức thi:
Cuộc thi “Vì an toàn giao thông Thủ đô” trên internet là một cuộc thi trắc nghiệm kiến thức về An toàn giao thông trên internet tại địa chỉ: http://thi.giaothonghanoi.vn/
Nội dung các câu hỏi tập trung vào các nội dung: Kiến thức về an toàn giao thông; kỹ năng xử lý các tình huống; các hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông.
III. Thời gian và đối tượng đăng ký tham gia
1. Thời gian
– Thời gian thi vòng:
+ Vòng 1: Bắt đầu từ 8h00 ngày 18/10/2021, kết thúc trước 17h00 ngày 29/10/2021.
+ Vòng 2: Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/11/2021, kết thúc trước 17h00 ngày 12/11/2021.
+ Vòng 3: Bắt đầu từ 8h00 ngày 15/11/2021, kết thúc trước 17h00 ngày 26/11/2021.
– Thông báo kết quả cuộc thi vòng tự do: 10 ngày/1 vòng thi.
– Trao giải vòng tự do: Sau khi có kết quả của 1 vòng thi.
– Trao giải chung kết: Lễ Tổng kết cuộc thi vào tháng 12 năm 2021 hoặc đầu năm 2022.
2. Đối tượng và cách thức đăng ký
2.1. Đối tượng:
Học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, học sinh, sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2. Đăng ký tham gia:
– Thí sinh đăng ký thành viên trên trang web http://thi.giaothonghanoi.vn/ (xem phần hướng dẫn đăng ký).
– Thí sinh tham gia dự thi cần đăng ký đúng, đủ các thông tin gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh; thông tin về địa chỉ lớp, trường, quận/huyện;
– Thí sinh tự do, đăng ký đầy đủ họ tên, số CMND/CCCD (nếu có), địa chỉ nơi đăng ký thường trú hoặc cơ quan, đơn vị công tác.
– Trong trường hợp chưa có tên trường, mã trường trong hệ thống thì báo về địa chỉ: giaothonghanoi.kinhtedothi@gmail.com.
– Khi đã đăng ký thành viên, thí sinh vào trang web và đăng nhập với tên truy cập và mật khẩu đã đăng kí. Sau khi đăng nhập thành công thí sinh chọn “Vào thi/Thi tự do” để tham gia các vòng thi tự luyện và chọn “Thi chính thức” để tham gia thi chính thức.
– Tên truy cập của thí sinh không được vi phạm các quy định về đặt tên của trang web http://thi.giaothonghanoi.vn/
– Thí sinh phải có trách nhiệm bảo mật tài khoản của mình (khi bị mất hoặc quên sẽ không được hỗ trợ tìm lại).
– Khi trúng giải, thí sinh điền đúng, đủ thông tin vào mẫu tờ khai do Ban Tổ chức cung cấp có xác nhận của nhà trường để làm căn cứ trao giải; các thí sinh khác phải có xác nhận của địa phương cư trú hoặc cơ quan, đơn vị công tác.
IV. Cách thức chấm điểm và xếp giải
1. Phần thi tự do
– Đây là phần thi dành cho tất cả các thí sinh và được chia thành 3 vòng thi cụ thể (tương đương 12 ngày/vòng).
– Mỗi vòng thi sẽ chọn ra 10 thí sinh gồm: 5 thí sinh THCS, 5 thí sinh THPT và các đối tượng khác có kết quả cao nhất xếp theo kết quả thi (lưu ý mỗi cấp học sẽ thi ở bộ đề khác nhau) để trao giải.
– Kết quả thi sẽ được xếp theo tiêu chí: Điểm thi; ngày thi; thời gian thi để trao giải và được vào tham gia vòng thi chung kết.
– Một đề thi gồm 20 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, số điểm của thí sinh bằng tổng số điểm của mỗi câu trả lời đúng. Trả lời sai không bị trừ điểm.
2. Phần thi chung kết
– Đây là phần thi tập trung dành cho 30 thí sinh có thành tích tốt nhất và đã đạt giải trong qua 3 vòng thi tự do (có phân biệt theo cấp học) để chọn ra các thí sinh đạt các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích.
– Một đề thi gồm 20 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, số điểm của thí sinh bằng tổng số điểm của mỗi câu trả lời đúng trong thời gian thi tối đa 20 phút. Trả lời sai không bị trừ điểm.
– Kết quả thi sẽ được xếp theo tiêu chí: Điểm thi; thời gian thi để trao giải.
V. Giải thưởng:
1. Giải thi vòng (chỉ có giải cá nhân)
Kết thúc mỗi vòng thi, có 10 giải đồng hạng cho 10 thí sinh (có phân biệt cấp học) có kết quả cao nhất.
2. Giải chính thức (giải tập thể và cá nhân)
a. Giải tập thể:
– Giải phong trào: Kết thúc chương trình sẽ có 10 giải đồng hạng cho các đơn vị là các trường THCS, THPT và các đơn vị khác có số lượng thí sinh tham gia thi nhiều nhất trong năm hoặc đơn vị đạt nhiều giải nhất. Ngoài ra các đơn vị sẽ được nhận khen thưởng của Ban Tổ chức Chương trình.
b. Giải cá nhân:
02 giải Nhất, 06 giải Nhì, 08 giải Ba và 14 giải Khuyến khích (cho các cấp học và đối tượng khác).
Các cá nhân đạt giải sẽ được nhận phần thưởng và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Chương trình.
c. Khen thưởng khác:
Căn cứ vào quá trình tham gia cuộc thi, kết thúc cuộc thi ngoài các giải thưởng chính thức, Ban Tổ chức Chương trình sẽ trao thêm các giải phụ.
Khuyến khích các đơn vị, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông Vận tải, các doanh nghiệp có giải thưởng hoặc hình thức động viên, khen thưởng đối với các thí sinh đạt giải căn cứ vào thông báo của Ban Tổ chức gửi về đơn vị.
3. Cơ cấu và giá trị giải thưởng Cuộc thi trắc nghiệm “Vì An toàn giao thông Thủ đô” 2021 trên Internet.
– Giải thưởng vòng thi (10 giải/vòng): 500.000 đồng/giải
– Giải phong trào (10 giải): 1.000.000 đồng/giải
+ Giải Nhất (02 giải): 6.000.000 đồng/giải
+ Giải Nhì (06 giải): 3.000.000 đồng/giải
+ Giải Ba (08 giải): 2.000.000 đồng/giải
+ Giải Khuyến khích (14 giải): 1.000.000 đồng/giải
Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô năm 2021 trên Internet – (Vòng 3)
1. Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô THCS- Vòng 3
1. Theo em, văn hóa giao thông được thể hiện ở những hành vi nào sau đây?
C. Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt.
2. Theo bạn khi vượt xe khác người lái xe phải thực hiện như thế nào?
D. Cả 3 phương án trên.
3. Theo bạn hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?
A. Bị nghiêm cấm.
4. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào?
B – Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
5. Theo bạn tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu nào?
B. Báo hiệu tạm thời
B. Báo hiệu tạm thời
B. Báo hiệu tạm thời
Câu này ban tổ chức làm nhầm 3 đáp án giống nhau các bạn nhé.
6. Theo em, để xuống xe ô tô một cách an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác thì cần phải làm gì?
B. Quan sát trước qua gương chiếu hậu và bằng mắt thường thấy an toàn mới mở cửa, xuống xe
7. Theo bạn trên đường có nhiều làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng làn đường như thế nào là đúng?
D. Cả 3 phương án trên.
8. Nếu em phát hiện những sự cố đe doạ đến an toàn giao thông đường sắt như: ray gãy, đất đá, cây cối chắn ngang đường tàu,… thì em làm thế nào để báo hiệu cho tàu dừng lại?
D. Tất cả đáp án trên
9. Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh tay giơ thẳng đứng thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?
B. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
10. Lê đang trên đường đi học về bỗng trời nổi gió lốc “ù ù ù”. Nếu là Lê em sẽ làm gì?
D. Cả 3 đáp án trên
11. Theo bạn khi muốn chuyển hướng, người lái xe phải thực hiện như thế nào?
D. Tất cả các phương án trên.
12. Huân đang đi trên đường thì thấy có người lạng lách, đánh võng trước xe mình. Nếu em là Huân, em nên làm gì với những người tham gia giao thông có hành vi vi phạm đối với mình ?
D. Cả 3 đáp án trên
13. Theo bạn “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào?
D. Câu trả lời đúng là A và B.
14. Theo bạn những loại xe nào khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định không bị hạn chế tốc độ, có thể đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông?
D. Cả hai phương án B và C
15. Em hãy cho biết khi sử dụng phanh xe đạp điện cần chú ý điều gì?
A. Phanh sau bên tay trái thường sẽ ăn (nhậy) hơn phanh trước nhưng phanh gấp, dễ làm xe mất phương hướng và ngã
16. Nam đang đi xe đạp trên đường thì va quệt với bạn khác. Theo em, lúc đó Nam nên làm gì?
C. Cả A và B
17. Theo bạn người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người trong những trường hợp nào?
D. Tất cả các phương án trên.
18. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính, thì người điều khiển phương tiện đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho các phương tiện khác như thế nào?
C. Nhường đường cho xe đi trên đường được ưu tiên hoăc đường chính từ bất kì hướng nào tới
19. Theo em, khi vượt xe cần chú ý đảm bảo điều kiện an toàn gì?
C. Cả A và B
20. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của người điểu khiển giao thông.
2. Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô THCS- Vòng 2
1. Theo bạn khi vượt xe khác người lái xe phải thực hiện như thế nào?
A – Phải báo hiệu bảng đèn hoặc còi; trong đô thị và nơi đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
B – Xe vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật ở phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt.
C – Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
D – Cả 3 phương án trên.
2. Theo bạn khi dừng xe, đỗ xe tại nơi được phép trên đường phố, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ theo những quy định nào ghi dưới đây?
A – Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình.
B – Bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.
C – Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia tối thiểu 20 mét.
D – Tất cả các phương án trên.
3. Theo em, khi đang điều khiển phương tiện giao thông ở sau xe tải, và bị xe tải che khuất tầm nhìn, người điều khiển phương tiện giao thông nên làm gì?
A.Nhanh chóng vượt
B.Vẫn đi như bình thường
C.Tránh những điểm mù phía sau bên phải, về phía bên trái hay ngay phía trước xe tải.
D.Đi chậm lại
4. Khi tham gia giao thông ở gần các phương tiện xe buýt, và xe khách trên đường, để tránh va chạm người điều khiển phương tiện giao thông nên chú ý điều gì?
A.Cần nắm rõ đặc tính di chuyển của xe khách dừng đỗ đột ngột để phòng tránh va chạm
B.Sẵn sàng giảm tốc độ để dừng xe an toàn hoặc phòng tránh các xe khách giảm tốc độ hoặc chuyển hướng
C.Kiểm soát tốc độ và giữ khoảng cách an toàn với xe khách theo nguyên tắc 2 giây
D.Cả 3 đáp án trên
5. Khi vượt xe phía trước thì bạn cần giữ khoảng cách an toàn tối thiểu với xe định vượt bao nhiêu mét bề ngang?
A.1 mét
B.2 mét
C.3 mét
D.4 mét
6. Theo em, có nên bám sát các phương tiện khác không?
A.Không, vì không thể xử lý các tình huống bất ngờ
B.Có, vì cần tận dụng đường để đi nhanh hơn
C.Không, vì cần giữ một khoảng cách an toàn đối với các phương tiện khác
D.Cả A và C
7. Để giữ khoảng cách an toàn với xe cùng chiều phía trước theo quy tắc 2 giây là như thế nào?
A.Hai giây là khoảng thời gian cần thiết để bạn tiếp nhận thông tin từ phía trước, và đưa ra phản ứng kịp thời với những thay đổi.
B.Nếu đi với tốc độ 40 km/h, mỗi giây bạn sẽ đi được quãng đường là 11m, như vậy khoảng cách bạn cần giữ với xe phía trước là 22m…
C.Khoảng cách an toàn với xe cùng chiều sẽ tăng lên khi tốc độ tăng lên hoặc trong trường hợp hạn chế về điều kiện ánh sáng, thời tiết.
D.Cả 3 đáp án trên
8. Khi đi xe đạp qua đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt có rào chắn, không may xe đạp của bạn bị hỏng, trong trường hợp này, bạn sẽ làm gì?
A.Dừng lại sửa xe xong thì đi tiếp
B.Cho xe ra ngoài khu vực đường sắt cách rào chắn tối thiểu 4 mét rồi mới sửa xe
C.Cho xe ra ngoài khu vực đường sắt cách rào chắn tối thiểu 5 mét rồi mới sửa xe
D.Cho xe ra ngoài khu vực đường sắt cách rào chắn tối thiểu 3 mét rồi mới sửa xe
9. Theo bạn khái niệm “làn đường” được hiểu như thế nào là đúng?
A.Là một phần của đường được chia theo chiều ngang của đường, có bề rộng đủ cho xe đỗ an toàn.
B.Là một phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
C.Là một phần của đường quốc lộ cho xe chạy và được phân chia theo chiều dọc của đường
D.Cả 2 phương án A và B
10. Theo Luật giao thông, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ trong những trường hợp nào?
A.Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ
B.Khi có xe xin vượt đáp ứng đủ điều kiện an toàn
C.Khi muốn chuyển hướng
D.Cả 3 đáp án trên
11. Sau khi xe phía trước đã nhường đường và đảm bảo an toàn để mình vượt xe, mình thực hiện vượt thế nào?
A.Tăng tốc độ để vượt
B.Giảm tốc độ
C.Đi như bình thường
D.Lùi sang bên trái
12. Theo em, để lên xuống xe ô tô một cách an toàn cho mình và người khác, người lái xe ô tô cần làm bước nào dưới đây?
A.Quan sát qua gương chiếu hậu và quay đầu lại phía sau để kiểm tra an toàn bằng mắt thường
B.Trước khi xuống mở hé cửa xe đủ để các phương tiện khác trên đường có thể nhận thấy
C.Mở cửa xe đủ rộng để xuống xe, nhanh chóng ra khỏi xe và đi về phía đuôi xe.
D.Tất cả 3 bước trên
13. Để giúp mẹ dễ dàng trong việc điều khiển phương tiện thì em nên ngồi như thế nào?
A.Hai đùi khép vào hông mẹ
B.Ngồi phía trước người mẹ
C.Hai tay ôm nhẹ vào eo của mẹ, hoặc một tay ôm vào eo và một tay bám vào tay bám phía sau xe
D.Cả A và C
14. Theo bạn khái niệm “phần đường xe chạy” được hiểu như thế nào là đúng?
A.Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
B.Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông.
C.Là phần đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại, các công trình, thiết bị phụ trợ khác và dải đất dọc hai bên đường để bảo đảm an toàn giao thông.
D.Tất cả các phương án nêu trên.
15. Theo bạn “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông” gồm những đối tượng nào?
A.Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ.
B.Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
C.Người điều khiển xe chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
D.Cả 2 phương án A và B.
16. Theo bạn khái niệm “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?
A.Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.
B.Là bộ phận của đường để xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang của đường.
C.Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.
D.Tất cả các phương án nêu trên.
17. Theo em, văn hóa giao thông được thể hiện ở những hành vi nào sau đây?
A.Chen lấn để được đi trước
B.Đi nhanh nhất có thể để tiết kiệm thời gian cho mình
C.Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt.
D.Chửi những người khác khi không chịu nhường đường
18. Khi vượt xe phía trước thì bạn có được phép chèn lên vạch kẻ đường không?
A.Có, nếu điều kiện cho phép
B.Tuyệt đối không
C.Có, nếu không có chướng ngại vật
D.Cả A và C
19. Khi tham gia giao thông ở gần các phương tiện xe khách trên đường, người điều khiển phương tiện giao thông nên chú ý điều gì?
A.Các xe khách thường dừng đón, trả khách đột ngột, không đúng nơi quy định
B.Lái xe khách chỉ lo đón khách dọc đường, dẫn tới giảm tốc độ và chuyển hướng đột ngột, không giữ khoảng cách an toàn với phương tiện khác
C.Cả A và B
D.Không cần chú ý gì, cứ đi như bình thường
20. Theo em, đâu là hành vi văn minh khi điều khiển xe trên đường phố?
A.Chỉ sử dụng còi khi cần thiết
B.Sử dụng còi bất kỳ lúc nào mình thích
C.Liên tục bấm còi
D.Không sử dụng còi
2. Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông thủ đô THPT- Vòng 2
1. Theo bạn biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào, ý nghĩa của từng nhóm?
A – Nhóm biển báo cấm; nhóm biển báo hiệu nguy hiểm
B – Nhóm biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
C – Nhóm biển hiệu lệnh; nhóm biển chỉ dẫn.
D – Cả ba phương án A, B và C
2. Theo bạn bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
A- Là trách nhiệm của ngành Giao thông vận tải và ngành Công an.
B – Là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
C – Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.
D – Câu trả lời đúng là cả hai phương án A và B.
3. Theo bạn trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?
A – Phương tiện nào bên phải không vướng.
B – Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước.
C – Phương tiện giao thông đường sắt.
D – Phương tiện bên trái không vướng.
4. Người điều khiển xe đạp điện khi lưu thông trên đường phải tuân thủ các quy tắc giao thông nào dưới đây?
A.Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.
B.Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc báo hiệu đường bộ và phải quan sát thật an toàn mới đi.
C.Đi bên phải, đúng phần đường quy định.
D.Cả ba ý nêu ra
5. Theo bạn việc họp chợ, tụ tập đông người trái phép, thả rông súc vật trên đường bộ có được phép hay không?
A – Không được phép.
B – Được phép.
C – Được phép trong một số trường hợp cụ thể.
D – Không được phép thả rông súc vật trên đường bộ.
6. Theo bạn ban đêm xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau, đèn chiếu sáng phải được sử dụng như thế nào?
A – Phải chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa.
B – Phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần.
C – Phải bật hết các đèn có trên xe
D – Phải bật hết các đèn phía trước xe
7. Theo bạn các hành vi nào sau đây bị cấm?
A – Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới.
B – Sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
C – Sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất với từng loại xe cơ giới và sử dụng âm thanh gây mất trật tự công cộng.
D – Cả 2 phương án A và B.
8. Em hãy cho biết các sự cố thường gặp trên đường sắt có thể đe doạ đến an toàn giao thông đường sắt?
A.Đất, đá dưới đường ray bị sạt, lở.
B.Cây cối bị đổ vào đường sắt.
C.Xe ô tô và các phương tiện giao thông đường bộ bị đổ vào đường sắt, bị chết máy nằm trên đường sắt.
D.Tất cả đáp án trên
9. Khi lùi xe người lái phải làm gì để bảo đảm an toàn?
A.Quan sát phía sau và cho lùi xe;
B.Lợi dụng nơi đường giao nhau đủ chiều rộng để lùi;
C.Phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.
10. Theo bạn người lái xe được dừng xe, đỗ xe trong các trường hợp nào sau đây:
A – Trên đường có bề rộng đủ cho hai làn xe, ngoài phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
B – Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
C – Trên đường có bề rộng đủ cho một làn xe, ngoài phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
D – Trước cổng và trong phạm vi 3 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
11. Theo Luật giao thông đường bộ, khái niệm ‘Dừng xe’ được hiểu như thế nào?
A.Là trạng thái xe tắt máy
B.Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông, trong thời gian đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác
C.Là trạng thái xe dừng lại những vẫn nổ máy
D.Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện
12. Đang đi trên đường thì em thấy một tốp thanh niên đang phóng xe máy lạng lách, đánh võng đằng sau, khi đó em nên làm gì?
A.Đua theo xe
B.Vẫn đi như bình thường
C.Nhanh chóng giảm tốc độ và cho xe máy của mình đi sát vào lề đường
D.Chửi theo
13. Theo em, hành vi lấy trộm các thanh tà vẹt, ốc vít,… gây ra nguy hiểm gì?
A.Có thể gây tai nạn giao thông đường sắt, ảnh hưởng đến tính mạng
B.Có thể gây lệch tàu, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu
C. Có thể làm tàu chạy chệch đường ray đe dọa nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu
D.Cả 3 đáp án trên
14. Theo bạn tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A – Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
B – Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
C – Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
D – Phải nhường đường cho xe báo hiệu xin đường.
15. Theo bạn người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô 3 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô trở người đến 9 chỗ ngồi?
A – 16 tuổi.
B – 18 tuổi.
C – 17 tuổi.
D – 19 tuổi.
16. Theo bạn xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn tham gia giao thông cần tuân thủ quy định nào ghi ở dưới đây?
A – Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông.
B – Chủ trương tiện và lái xe chỉ cần thực hiện biện pháp để hạn chế việc gây hư hại đường bộ.
C – Được tham gia giao thông khi cần thiết.
D – Tất cả các phương án trên.
17. Theo bạn người bị phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải có trách nhiệm gì?
A – Kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an gần nhất để xử lý.
B – Trường hợp cần thiết phải có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết.
C – Coi như không biết.
D – Phương án đúng là A và B.
18. Theo bạn người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
A – Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể.
B – Không được mang, vác.
C – Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.
D – Được mang vác vật cồng kềnh.
19. Theo bạn ở những nơi nào không được lùi xe?
A – Ở khu vực cho phép đỗ xe.
B – Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường giành cho người đi bộ qua đường.
C – Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
D – Câu trả lời đúng là B và C.
20. Theo bạn tại nơi đường giao nhau, người lái xe đang đi trên đường không ưu tiên phải nhường đường như thế nào?
A – Nhường đường cho xe đi ở bên phải mình tới.
B – Nhường đường cho xe đi ở bên trái mình tới.
C – Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
D – Nhường đường cho xe ưu tiên.
Lưu ý: Nhưng đáp án được in đậm là đáp án đúng theo lựa chọn của chúng tôi nhưng không phải là đáp án chính thức của cuộc thi, bạn đọc tham khảo và cân nhắc.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Viết đoạn văn tả vẻ đẹp của cảnh vật lúc bình minh hoặc lúc chiều muộn
Với em, sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất vẫn là cảnh đẹp mê hồn của buổi bình minh trên quê hương. Khi chú gà trống cất tiếng gáy em đã thức dậy chạy ra sân với bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng....
Đáp án cuộc thi theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển
Gới ý Đáp án cuộc thi theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển sẽ được chúng tôi tư vấn, hướng dẫn theo nội dung bên dưới để bạn đọc tham...
Học phí Đại học Mở Hà Nội năm 2023 bao nhiêu tiền?
Trường Đại học Mở Hà Nội ban hành Thông báo số 4019/TB-DHM về việc không tăng học phí so với năm học 2020 – 2021 để góp phần hỗ trợ người học trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp vào ngày...
Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là?
Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội, người lợi dụng chức quyền chiếm của chung, tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ xuất hiện, từ đó, xã hội phân chia giai...
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Khi viết một bài văn nghị luận, ngoài việc việc xây dựng luận điểm và lập luận cho bài văn, người viết còn phải thuyết phục bằng yếu tố biểu cảm để người đọc tin vào những luận điểm và lập luận...
Xem thêm