Đạo đức nhà giáo là gì?
Đạo đức nhà giáo là những phẩm chất đạo đức, lối sống của người nhà giáo đồng thời còn là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học, những phẩm chất đạo đức, lối sống đó là những chuẩn mực mà đối với mỗi giáo viên khi tiến hành giảng dạy và đứng trên bục giảng đều phải có.
Trong xã hội hiện nay, giáo dục ngày càng được chú trọng và phát triển, do đó bên cạnh chất lượng giảng dạy của giáo viên người ta cũng quan tâm đến đạo đức của người nhà giáo. Vậy để hiểu rõ đạo đức nhà giáo là gì?, người nhà giáo cần những phẩm chất đạo đức gì, chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:
Đạo đức nhà giáo là gì?
Đạo đức nhà giáo là những phẩm chất đạo đức, lối sống của người nhà giáo. Những phẩm chất đạo đức, lối sống đó là những chuẩn mực mà đối với mỗi giáo viên nào khi tiến hành giảng dạy và đứng trên bục giảng đều phải có. Đó là những thứ gắn chặt với quá trình chăm sóc, giảng dạy, giáo dục đời sống cho các em học sinh. Có tâm, có tầm và luôn công bằng cũng như hết mình với sự nghiệp dạy học là đạo đức nghề nghiệp mà giáo viên cần có và phát huy.
Quy định pháp luật về tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nghề nghiệp nhà giáo như sau:
“ 1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục”.
Cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo?
Để giữ gìn và bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo, người nhà giáo cần tuân thủ những điều sau:
+ Người làm nghề nhà giáo không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.
+ Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
+ Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
+ Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.
+ Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
+ Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
+ Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.
+ Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.
+ Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.
+ Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.
Những việc làm của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng và phát huy đạo đức nhà giáo
– Ngày 16/4/2008 ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT về đạo đức nhà giáo.
– Ngày 7 tháng 5 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
– Ban hành các thông tư như: Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ban hành chuẩn hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông có hiệu lực từ ngày 4/9/2018 và Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thay cho chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm 2007 cho cấp TH, năm 2009 cho cấp THCS, THPT có hiệu lực từ ngày 10/10/2018. Trong các tiêu chuẩn, tiêu chí của 2 Thông tư này có nhiều quy định về đạo đức nhà giáo.
– Ngày 6/12/2018, Bộ GD&ĐT đã gửi công văn chỉ đạo đôn đốc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Đạo đức nhà giáo là gì?. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Trân trọng cảm ơn!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Dầu dừa là một nguồn dầu béo chứa chất bão hòa đơn và chất bão hòa đa, bao gồm axit lauric, axit capric, axit caprylic và axit myristic. Những thành phần này được cho là có tác dụng tốt cho sức khỏe và sắc...
Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học chủ yếu của tế bào là dạng năng lượng nào sau đây?
Câu hỏi: Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học chủ yếu của tế bào là dạng năng lượng nào sau đây? sẽ được trả lời ở bài viết...
Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông?
Lưỡng Hà là một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông...
Chân lý có tính cách tương đối. Chân lý tương đối là chân lý chưa phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan; còn chân lý tuyệt đối là chân lý phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan. Chân lý tuyệt đối là sự tổng hợp vô tận những chân lý tương đối. Không một tri thức cụ thể nào của con người có thể xem là chân lý tuyệt đối mà chỉ là một phần...
Nhược điểm của biện pháp hóa học là?
Biện pháp hóa học là sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh. Đối với biện pháp này, cần sử dụng thuốc hóa học để phun thuốc trừ sâu...
Xem thêm