Danh hiệu thi đua là gì?
Công nhận danh hiệu thi đua là hoạt động của chủ thể, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thể hiện sự ghi nhận, tôn vinh các thành tích xuất sắc, nổi bật của đối tượng được công nhận.
Thời gian gần đây, Luật Hoàng Phi nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến danh hiệu thi đua như: danh hiệu thi đua là gì? Công nhận danh hiệu thi đua như thế nào? Các loại hình khen thưởng theo quy định hiện hành?… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phần nào làm rõ các thắc mắc trên để giúp Quý độc giả có thêm các thông tin hữu ích.
Danh hiệu thi đua là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), khái niệm danh hiệu thi đua được định nghĩa như sau:
Ngoài việc chia sẻ danh hiệu thi đua là gì? chúng tôi chia sẻ các nội dung có liên quan trong các phần tiếp theo của bài viết, mời Quý vị theo dõi.
Công nhận danh hiệu thi đua
a. Khái niệm
Công nhận danh hiệu thi đua là hoạt động của chủ thể, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thể hiện sự ghi nhận, tôn vinh các thành tích xuất sắc, nổi bật của đối tượng được công nhận. Bên cạnh đó, hoạt động công nhận danh hiệu thi đua cũng nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
b. Phân loại doanh hiệu thi đua
Theo quy định tại Điều 7 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), có các loại danh hiệu thi đua như sau:
– Danh hiệu thi đua đối với cá nhân;
– Danh hiệu thi đua đối với tập thể;
– Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.
c. Căn cứ để xét danh hiệu thi đua
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), hiện nay có 04 căn cứ để chủ thể có thẩm quyền dựa vào để xét danh hiệu thi đua đó là:
– Phong trào thi đua;
– Đăng ký tham gia thi đua;
– Thành tích thi đua;
– Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
Các loại hình khen thưởng
a. Khái niệm
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), khái niệm khen thưởng được định nghĩa như sau:
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Các hình thức khen thưởng
Theo quy định tại Điều 8 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), hiện nay có các hình thức khen thưởng như sau:
– Huân chương;
– Huy chương;
– Danh hiệu vinh dự nhà nước;
– “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”;
– Kỷ niệm chương, Huy hiệu;
– Bằng khen;
– Giấy khen.
c. Căn cứ để xét khen thưởng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật thi đua khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2013), hiện nay có 03 căn cứ để chủ thể có thẩm quyền dựa vào để xét khen thưởng đó là:
– Tiêu chuẩn khen thưởng;
– Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích;
– Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.
d. Các loại hình khen thưởng
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, hiện nay có các loại hình khen thưởng sau:
– Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được
Đây là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định xem xét, đánh giá, công nhận.
– Khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề)
Đây là khen thưởng dành cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.
– Khen thưởng đột xuất
Đây là khen thưởng dành cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.
Thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm.
Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.
– Khen thưởng quá trình cống hiến
Đây là khen thưởng dành cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
– Khen thưởng theo niên hạn
Đây là khen thưởng dành cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định.
– Khen thưởng đối ngoại
Đây là khen thưởng dành cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở một trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác.
Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở
– Điều kiện để được nhận Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, để được chủ thể có thẩm quyền xét tặng Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cá nhận phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;
– Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.
– Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn quy định cho phù hợp, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.
Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết danh hiệu thi đua là gì? Quý độc giả vui lòng liên hệ chúng tôi theo số 1900 6557 để được hỗ trợ giải đáp, trân trọng!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành...
Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong cơ thể người bình thường phát biểu nào sau đây sai?
Câu hỏi: Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong cơ thể người bình thường phát biểu nào sau đây...
Bản thân từ “redundancy” mang nhiều nghĩa khác nhau. Redundancy có nghĩa là sự dư thừa, thừa thãi hay còn có nghĩa là ai đó bị sa thải, mất việc khi người chủ không cần người lao động...
Tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?
Những truyền thống tốt đẹp cần được phát huy. Tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi...
Mùng 1 tết có kiêng gội đầu không?
Ông bà ta đã có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy ngày Mùng 1 tết có kiêng gội đầu không? Tại sao phải kiêng ngày mùng...
Xem thêm