Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Đánh dấu bài có bị hạ hạnh kiểm không?
  • Thứ hai, 28/11/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7121 Lượt xem

Đánh dấu bài có bị hạ hạnh kiểm không?

Đánh dấu bài có bị hạ hạnh kiểm không? Đây là thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài viết này.

Trong quá trình làm bài thi, học sinh không được thực hiện những hành động có dấu hiệu gian lận như đánh dấu bài. Vậy đánh dấu bài là gì và hành vi này bị xử lý thế nào? Thắc mắc trên sẽ được làm rõ qua nội dung bài viết Đánh dấu bài có bị hạ hạnh kiểm không? của chúng tôi.

Đánh dấu bài là gì?

Đánh dấu bài là trường hợp học sinh làm bài bằng hai màu mực, sử dụng bút màu đỏ, vẽ hình (trừ hình tròn vẽ bằng com-pa) bằng bút chì, có ký hiệu đặc biệt, bài thi bị nhàu nát… Những việc làm này tạo ra sự phân biệt đối với bài thi, do đó không đảm bảo sự nghiêm túc, khách quan, công bằng trong kỳ thi. Do đó, đánh dấu bài bị nghiêm cấm trong quy chế thi và có quy định xử lý tương ứng.

Đánh dấu bài thi THCS trừ bao nhiêu điểm?

Điểm e Khoản 4 Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định về trách nhiệm của thí sinh như sau:

4. Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:

[…] e) Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);

Điểm c khoản 2 Điều 27 Quy chế này quy định thêm:

c) Trong trường hợp phát hiện bài thi không đủ số tờ, số phách; bài thi làm trên giấy nháp; bài thi làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên, viết bằng hai màu mực khác nhau trở lên, viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết, vẽ những nội dung không liên quan nội dung thi; bài thi nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu, CBChT có trách nhiệm báo cáo và giao những bài thi này cho Tổ trưởng Chấm thi trình Trưởng môn chấm thi xử lý;

Điều 54 Quy chế này quy định về Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi, trong đó, điểm c khoản 4 Điều này quy định: “Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài”.

Như vậy, thí sinh không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ) trong bài thi. Khi nghi vấn có đánh dấu, cán bộ chấm thi có trách nhiệm báo cáo và giao những bài thi này cho Tổ trưởng Chấm thi trình Trưởng môn chấm thi xử lý. Hình thức xử lý là trừ điểm bài thi, cụ thể Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài.

Có thể thấy, đánh dấu bài thi là một hành vi vi phạm quy chế thi với mức xử lý khá nặng, ảnh hưởng nhiều đến kết quả thi, tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng của thí sinh. Do đó, các bạn học sinh cần chú ý để không bị xác định là đánh dấu bài, từ đó bị xử lý do hành vi vi phạm quy chế thi đánh dấu bài này.

Đánh dấu bài có bị hạ hạnh kiểm không?

Với những ban học sinh tham gia các bài kiểm tra, các kỳ thi không phải thi tốt nghiệp trung học phổ thông, một thắc mắc được đặt ra: Đánh dấu bài có bị hạ hạnh kiểm không?

Theo Điều 3 và Điều 4 Quy chế Đánh gia, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì:

– Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường

– Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh:

1/ Loại tốt:

a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;

c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;

d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

2/ Loại khá:

Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.

3/ Loại trung bình:

Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.

4/ Loại yếu:

Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;

d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Có thể thấy theo quy định của pháp luật đã nêu tại phần 1 ở như trên thì việc đánh dấu bài chưa hẳn là ảnh hưởng đến toàn bộ hạnh kiểm.Vì như đã nói thì đánh giá hạnh kiểm là đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và học tập của học sinh.

Tuy nhiên việc ý thức không tuân thủ quy chế thi cũng được coi là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá hạnh kiểm. Do đó, lỗi vi phạm quy chế thi đánh dấu bài vẫn có thể bị xem xét hạ hạnh kiểm.

Bị hạ hạnh kiểm có sao không?

Theo Điều 18 Quy chế Đánh gia, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020) thì:

– Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.

– Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.

– Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.

Như vậy, việc xét công nhận danh hiệu học sinh dựa vào cả hạnh kiểm và học lực. Nếu bị hạ hạnh kiểm, danh hiệu học sinh mong muốn có thể không đạt được. Ví dụ: Bạn A học loại giỏi nhưng hạnh kiểm loại khá sẽ không được công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi. Có thể thấy, đi kèm với việc rèn luyện kiến thức, học sinh cần phải chú trọng rèn luyện cả về đạo đức để đạt hạnh kiểm tốt.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý vị đã có cho mình câu trả lời Đánh dấu bài có bị hạ hạnh kiểm không? từ đó, tránh được việc xác định là đánh dấu bài, ảnh hưởng đến kết quả bài thi và hạnh kiểm, xếp loại học sinh.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi