Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký bản quyền chương trình truyền hình mới nhất
  • Thứ sáu, 26/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 3987 Lượt xem

Đăng ký bản quyền chương trình truyền hình mới nhất

Luật Hoàng Phi tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền chương trình truyền hình cho khách hàng với dịch vụ uy tín, giá hợp lý, thủ tục nhanh gọn, khi muốn Đăng ký bản quyền chương trình truyền hình, hãy liên hệ ngay với Luật Hoàng Phi.

Chương trình truyền hình là gì? Đăng ký bản quyền chương trình truyền hình như thế nào? Đó là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong quá trình tư vấn Đăng ký bản quyền cho khách hàng, hãy cùng các Luật sư của Luật Hoàng Phi giải đáp các vấn đề nêu trên.

Đăng ký bản quyền chương trình truyền hình

Chương trình truyền hình là gì?

Chương trình truyền hình là một loại nội dung được tạo ra và phát sóng trên các kênh truyền hình để giải trí, cung cấp thông tin, giáo dục hoặc tương tác với khán giả. Chương trình truyền hình có thể bao gồm các thể loại như phim ảnh, chương trình trò chơi, tin tức, chương trình thực tế, talk show, phim hoạt hình, thể thao truyền hình và nhiều nội dung khác.

Các chương trình truyền hình thường được sản xuất bởi các công ty truyền thông, đài truyền hình hoặc các nhà sản xuất độc lập. Chúng được phát sóng thông qua mạng truyền hình hoặc dịch vụ truyền phát trực tuyến như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình kỹ thuật số, Internet TV và các nền tảng truyền phát video trực tuyến.

Chương trình truyền hình thường có lịch phát sóng cố định và thường được phát sóng theo khung giờ cụ thể. Tuy nhiên, với sự phát triển của các dịch vụ truyền phát trực tuyến và công nghệ ghi và xem lại nội dung, khán giả cũng có thể xem chương trình truyền hình theo yêu cầu và tùy ý lựa chọn thời gian xem.

Chương trình truyền hình là một trong những đối tượng được bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả, do đó, việc Đăng ký chương trình truyền hình là cần thiết đối với nhà sản xuất để đảm bảo tính pháp lý trong quá trình thực hiện.

Công ty Luật Hoàng Phi là Tổ chức Đại diện được Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đại diện tư vần và Đăng ký chương trình truyền hình cho khách hàng tại Việt Nam

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ:

a) Tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết bao gồm: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn; bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký; thơ, trường ca; kịch bản; công trình nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác;

b) Sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông;

c) Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp duyệt, lựa chọn hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

d) Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà cá nhân, tổ chức tiếp cận có thể hiểu và sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.

2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

3. Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

4. Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

5. Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.

7. Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục bao gồm:

a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;

b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;

c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;

d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện nghệ thuật đương đại khác.

Tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác tồn tại dưới dạng độc bản. Tác phẩm đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

8. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.

9. Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

10. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:

a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh;

b) Công trình kiến trúc.

11. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ quy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.

12. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngôn từ;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, dân ca, làn điệu âm nhạc; điệu múa, dân vũ, vở diễn, trò chơi dân gian, lễ hội dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian khác.

Hồ sơ đăng ký bản quyền chương trình truyền hình

Về hình thức đăng ký bảo hộ: Tác phẩm sẽ được đăng ký bảo hộ dưới hình thức tác phẩm chương trình truyền hình

Tài liệu cho việc đăng ký:

Để đăng ký bản quyền tác giả cho chương trình truyền hình, khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi những tài liệu sau:

– Giấy uỷ quyền (mẫu Luật Hoàng Phi cung cấp);

– Tờ khai Đăng ký bản quyền chương trình truyền hình (Luật Hoàng Phi soạn thảo và trực tiếp ký vào hồ sơ trên cơ sở Ủy quyển của khách hàng)

– Giấy cam đoan của tác giả (mẫu do Luật Hoàng Phi cung cấp);

– Quyết định giao việc cho tác giả (mẫu do Luật Hoàng Phi cung cấp);

– Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân của tác giả/hộ chiếu/căn cước công dân của tác giả;

– Hai (02) kịch bản chương trình truyền hình in trên Giấy A4 và đóng thành quyền

Đăng ký bản quyền chương trình truyền hình

TƯ VẤN ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG GỌI: 0981.378.999

Thời gian đăng ký bản quyền chương trình truyền hình

Trong thời hạn mười 15-20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy từ hợp lệ, chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục nộp đơn, tiếp nhận Giấy chứng nhận bản quyền tác giả chương trình truyền hình và chuyển lại cho Quý khách hàng.

Dịch vụ Đăng ký bản quyền chương trình truyền hình

Trong quá trình cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền chương trình truyền hình, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:

– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền chương trình truyền hình tại Cục bản quyền tác giả Việt Nam;

– Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ;

– Đại diện Quý khách hàng nhận và trả lời các Công văn của Bản quyền tác giả liên quan đến việc thẩm định hồ sơ;

– Đại diện Quý khách hàng nộp các khoản phí, lệ phí theo yêu cầu của Cục bản quyền tác giả trong quá trình thẩm định hồ sơ;

– Tiếp nhận và gửi Quý khách hàng bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả;

Khi cần tư vấn Thủ tục Đăng ký bản quyền chương trình truyền hình, Khách hàng hãy nhấc máy điện thoại để gọi tới số: 0961.589.688 – 0981.378.999 hoặc liên hệ với Luật Hoàng Phi theo địa chỉ sau:

Liên hệ yêu cầu Dịch vụ:  Vui lòng gọi: 04.6285 2839; 04.39954438;

Liên hệ vui lòng gọi: 0981.378.999

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Đăng ký thương hiệu cho máy bơm

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho máy bơm. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc cây trồng

Việc đăng ký thương hiệu cho dịch vụ chăm sóc cây trồng đem lại nhiều lợi ích to lớn khiến nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua thủ tục bảo hộ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi