Dân tộc là gì? Đặc trưng của dân tộc như thế nào?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 12945 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Thuật ngữ “Dân tộc” đã xuất hiện rất nhiều và quá quen thuộc đối với mọi người dân. Khi xét thuật ngữ này vào các mối quan hệ khác nhau thì nó sẽ mang các ngữ nghĩa khác nhau. Vậy Dân tộc là gì? Dân tộc mang những nét đặc trưng như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp cho Qúy khách về những vấn đề này.

Dân tộc là gì?

Dân tộc là quốc gia theo nghĩa rộng, gồm cộng đồng người dân cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ rộng lớn, được vận hành bởi sự quản lý của bộ máy nhà nước, trong một dân tộc thì có thể gồm nhiều tộc người, mỗi tộc người lại có những nét văn hóa và ngôn ngữ khác nhau tạo ra nét phong phú, độc đáo.

Ngoài ra dân tộc còn được hiểu là những nhóm người cùng sinh sống với nhau trên một khu vực địa lý nhất định trong lãnh thổ, mang những đặc điểm riêng biệt như về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán…

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Dân tộc là gì? Thì với nội dung tiếp theo Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác liên quan đến vấn đề này.

Đặc điểm các dân tộc Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng dân tộc lớn trên thế giới, số lượng lớn dân tộc như trên là kết quả của hành trình dài của lịch sử. Trong 54 dân tộc anh em, dân tộc kinh chiếm 1 tỷ lệ cao nhất (85,7%).

Về cơ bản, đặc điểm các dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các mục sau đây:

– Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết tương thân tương ái;

– Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau rải khắp mọi miền tổ quốc;

– Các dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu cư trú trên các vùng rừng núi, biên giới, có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ biên giới quốc gia;

– Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đều nhau

– Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn riêng

– Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo khác

Dân tộc thiểu số là gì?

Dân tộc thiêu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước, đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra cộng đồng các dân tộc thiểu số ít người thường khó hòa nhập do họ sử dụng ngôn ngữ riêng, nhận thức còn hạn chế, có nhiều phong tục tập quán cổ hủ.

Ở nước ta thì chỉ có dân tộc Kinh được coi là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ dân số lớn trong tổng số dân số cả nước, còn 53 dân tộc còn lại đều được xếp vào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên hiện nay số dân của một số dân tộc ngày càng tăng lên như Tày, Thái, Mường….đồng thời địa bàn sinh sống đã tản ra, trình độ văn hóa, kinh tế phát triển mạnh.

Do đặc điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số mà trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đến việc phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục tại địa bàn các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần tạo lập sự bình đẳng, phát triển đồng đều trên cả nước.

Đặc trưng của dân tộc như thế nào?

Mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét đặc trưng riêng về truyền thống, văn hóa được tạo dựng bởi bề dày lịch sử dân tộc. Ở Việt Nam cũng vậy, 54 dân tộc mang 54 màu sắc văn hóa khác nhau, tạo lên sự phong phú, đa dạng.

Trước kia mỗi dân tộc đều chỉ sinh sống trong một khu vực địa lý nhất định, mọi vấn đề liên quan đến công việc, giáo dục hay sức khỏe đều chỉ được diễn ra trong khu vực địa lý đó.

Phương hướng phát triển kinh tế cùng với điều kiện sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào địa hình nơi cư trú, chủ yếu là phát triển nông, lâm hoặc ngư nghiệp

Văn hóa cũng mang nét đặc trưng riêng của từng dân tộc như về trang phục truyền thống, chứ viết, tiếng nói hay đến các ngày lễ quan trọng…Chính vì vậy trước kia các dân tộc thường sống tách biệt và không có mối quan hệ với nhau.

Hiện nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách phát triển, ưu đãi mà các dân tộc đang ngày càng có đời sống tốt hơn

Địa bàn cư trú của các dân tộc đã có sự xen kẽ với nhau chính vì vậy mà đã tạo ra sự giao thoa của các nền văn hóa

So với việc phát triển kinh kế riêng biệt thì hiện nay các dân tộc đã mở rộng phạm vi, tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế của cả nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Dân tộc là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

5/5 - (5 bình chọn)