Trang chủ Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 18174 Lượt xem

Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Chủ nghĩa tư bản phát triển đến một giai đoạn nhất định thì xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Chủ nghĩa tư bản là một loại hình nhà nước điển hình phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh. Trong quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản đã liên tục biến đổi.

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản liên quan đến đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?

Để tìm ra các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền, chúng ta cần hiểu được định nghĩa chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận xuất hiện lần đầu tiên tại Châu Âu vào thế kỷ XVII.

Chủ nghĩa tư bản phát triển đến một giai đoạn nhất định thì xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Nguyên nhân xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền

Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản có sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền do những nguyên nhân cơ bản sau:

– Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm xuất hiện những ngành sản xuất mới, qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh, các xí nghiệp có quy mô lớn được hình thành.

– Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, có nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật như lò luyện kim, sự ra đời của máy móc, phát triển những phương tiện vận chuyển mới (xe hơi, tàu thủy, xe điện, máy bay, đường sắt,…) . Điều này đòi hỏi thành lập các xí nghiệp lớn, dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.

– Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích luỹ, v.v. ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.

– Sự phát triển nhanh chóng nêu trên dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến, tăng quy mô tích lũy nhằm tăng sức cạnh tranh. Quá trình cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, các nhà tư bản lớn ngày càng phát triển.

– Đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.

Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống tín dụng cũng trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần tạo tiền đề để cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền như sau:

(1) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

Trong những năm 1900, các xí nghiệp ở Pháp, Mỹ, Anh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn ¾ tổng số máy bay hơi nước và điện lực, số lượng công nhân và tổng số sản phẩm được làm ra chiếm gần một nửa so với toàn thế giới. Các doanh nghiệp lớn, trình độ kỹ thuật cao cạnh tranh gay gắt khó đánh bại nhau nên đã liên kết với nhau để nắm độc quyền.

Như vậy, có thể hiểu tổ chức độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay mình phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hóa nào đó nhằm thu lại lợi nhuận cao. Đây là một đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa độc quyền.

(2) Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính

Điều này được thể hiện thông qua quá trình phát triển của các tổ chức tín dụng. Sản xuất công nghiệp ở mức độ tích tụ cao, các ngân hàng nhỏ và vừa không đủ tiềm lực và uy tín để phục vụ yêu cầu của các xí nghiệp lớn; vì vậy, các tổ chức độc quyền công nghiệp đã tìm đến các ngân hàng lớn hơn phù hợp với điều kiện của mình.

Trước sự khốc liệt của cạnh tranh, các ngân hàng nhỏ phải chấm dứt hoạt động hoặc sáp nhập vào ngân hàng lớn. Điều này, đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền ngân hàng.

Sự ra đời của tổ chức độc quyền ngân hàng dẫn đến hệ quả sau:

– Làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, ngân hàng nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên khống chế các hoạt động của nền kinh tế xã hội tư bản.

– Các tổ chức độc quyền tham gia vào ngân hàng bằng cách mua cổ phần để chi phối hoạt động của ngân hàng làm nảy sinh ra tư bản tài chính.

Sự phát triển của tư bản tài chính đã dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội gọi là bọn đầu sỏ tài chính.

(3) Xuất khẩu tư bản

Đây là việc xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm chiếm đoạt giá trí thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

Như vậy, bạn đọc đã nắm được các đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chúng tôi mong rằng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
3.4/5 - (13 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi