Đặc điểm của văn nghị luận

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 24/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 10486 Lượt xem
4.2/5 - (84 bình chọn)

Văn nghị luận là một dạng văn thường gặp trên thực tế các tác phẩm cũng như là một dạng văn chúng ta sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, một số bạn đọc vẫn chưa thể hình dung được đâu là văn nghị luận.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đặc điểm của văn nghị luận.

Văn nghị luận là gì?

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận.

– Cấu trúc của văn nghị luận:

+ Mở bài:

Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu lên luận điểm cơ bản cần giải quyết trong bài.

+ Thân bài:

Tiến hành triển khai các luận điểm chính. Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

+ Kết bài:

Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

– Một số phương pháp luật luận đối với văn nghị luận:

+ Phương pháp tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.

+ Phương pháp phân tích là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một số vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.

+ Phương pháp giải thích là chỉ ra nguyên nhân, lý do, quy luật, kết quả của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm.

+ Phương pháp chứng minh với mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

Đặc điểm của văn nghị luận

Thứ nhất: Luận điểm trong văn nghị luận

– Là các ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ có thể, có, … được diễn dạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán.

– Luận điểm là linh hồn của văn nghị luận, thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế.

Thứ hai: Hệ thống luận cứ

– Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng cơ bản làm rõ luận điểm.

– Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến đặc điểm của văn nghị luận. Để bà viết có sức thuyết phục cao, người viết phái đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người nêu ra.

– Để phân tích, đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết.

– Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục.

– Lý lẽ là những đạo lý, lý lẽ phải được thừa nhận nêu ra được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ và xác nhận cho luận điểm đã đưa ra.

– Những dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đang tin và không thể bác bỏ. Lý lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc.

Thứ ba: Lập luận trong văn nghị luận

Lý lẽ trong văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lý lẽ. Lập luận là cách tổ chức vận dụng lý lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục.

– Lập luận có thể bắt gặp rất nhiều trong văn nghị luận.

– Để đưa ra những đánh giá có sức thuyết phục của văn nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận mà tác giả lựa chọn.

Một số dạng văn nghị luận hiện nay

Thứ nhất: Nghị luận xã hội

– Nghị luận xã hội là nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng tuyên dương hay đáng phê phán.

– Yêu cầu đối với nội dung: Làm rõ được sự việc, hiện tượng chứa vấn đề; phân tích mặt trái, mặt phải, mặt lợi và mặt hại của vấn đề; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết.

– Yêu cầu đối với hình thức: Văn nghị luận phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác, sử dụng phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, thuyết phục.

– Bố cục của bài văn nghị luận xã hội:

+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.

+ Thân bài: Liên hệ thực tế. Tiến hành phân tích các mặt, đưa ra đánh giá nhận định.

+ Kết thúc: Kết luận, khẳng định, phủ định, đưa ra lời khuyên.

Thứ hai: Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý

– Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.

– Yêu cầu về nội dung đối với nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

+ Yêu cầu về hình thức đối với nghị định luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý: Bài viết phải có bố cục ba phần. Cần có luận điểm chính xác, có luận điểm đúng đắn, sáng tạo; lời chính xác sinh động.

Luận điểm chính của bài ý nghĩa văn chương

Bài văn “Ý nghĩa văn chương” có thể có nhiều luận điểm chính khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của người viết. Tuy nhiên, một trong những luận điểm chính của bài văn là về vai trò và ý nghĩa của văn chương đối với con người và xã hội.

Theo luận điểm này, văn chương không chỉ là một hình thức giải trí hay một loại nghệ thuật, mà còn là một phương tiện truyền tải tri thức, tình cảm, giá trị văn hoá và lịch sử của con người. Qua văn chương, con người có thể học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu những giá trị tinh thần và đạo đức, và hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh.

Ngoài ra, văn chương còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá, văn minh và nhân loại. Văn chương là nơi thể hiện và bảo tồn những giá trị văn hoá và lịch sử của một dân tộc, đồng thời cũng là công cụ để truyền tải và truyền thụ những giá trị đó cho thế hệ sau.

Trong một khía cạnh khác, văn chương cũng có thể giúp con người giải tỏa stress, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Văn chương không chỉ là một hình thức giải trí, mà còn có thể là một loại thuốc cho tâm hồn.

Vì vậy, với những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với con người và xã hội, văn chương được xem là một ngành nghề và một lĩnh vực văn hoá đáng được quan tâm và tôn trọng.

Như vậy, Đặc điểm của văn nghị luận đã được chúng tôi trình bày một cách chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nêu một số dạng văn nghị luận hiện nay cũng như những yêu cầu đối với dạng cụ thể. Chúng tôi mong rằng những nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

4.2/5 - (84 bình chọn)