Trang chủ Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 15023 Lượt xem

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ nói là những lời nói trong giao tiếp hằng ngày, ở đó người nói và người nghe được tiếp xúc trực tiếp với nhau và có thể luân phiên nhau trong vai trò nghe và nói. Ngôn ngữ nói cũng có thể không được nghe trực tiếp mà được thực hiện qua những thiết bị di động, thiết bị điện thoại bàn…

Nói và viết là 2 phương thức giao tiếp và diễn đạt phổ biến nhất của con người nhằm truyền đạt và thu nạp thông tin. Vậy ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm gì?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

– Đặc điểm của ngôn ngữ nói

+ Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh

Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh được phát ra từ con người, các thiết bị điện tử được ghi âm giọng nói…

Ngôn ngữ nói là những lời nói trong giao tiếp hằng ngày, ở đó người nói và người nghe được tiếp xúc trực tiếp với nhau và có thể luân phiên nhau trong vai trò nghe và nói. Ngôn ngữ nói cũng có thể không được nghe trực tiếp mà được thực hiện qua những thiết bị di động, thiết bị điện thoại bàn…

Ngôn ngữ nói được con người thực hiện trực tiếp, diễn ra tức khắc và liên tục do đó, trong nhiều trường hợp người nói không có sự chuẩn bị và mắc các lỗi trong khi nói. Người nghe có thể tiếp nhận những thông tin từ người nói và chỉnh sửa, góp ý lại.

+ Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu

Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu như giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, liên tục hay ngắt quãng, mạnh hay yếu, trầm hay bổng, ngọt ngào hay chua chát…

Ngữ điệu trong ngôn ngữ nói là đặc điểm quan trọng để biết người nói có cảm xúc gì? nội dung đó có quan trọng không và nó góp phần bổ sung và bộc lộ thông tin.

Ngôn ngữ nói còn có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với các phương tiện hỗ trợ như nét mặt, ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ, thần thái… của người nói.

+ Ngôn ngữ nói thường sử dụng từ ngữ đa dạng

Trong ngôn ngữ nói, chúng ta có thể sử dụng từ ngữ đa dạng, tự do ngôn luận, có nhiều lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ, có cả từ ngữ địa phương, tiếng lóng, chơi chữ, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen…

Ngôn ngữ nói thường hay rườm rà, có nhiều yếu tố trùng lặp, dư thừa vì lời nói được tạo ra tức thời không có điều kiện gọt giũa hoặc do người nói cố ý lặp lại để người nghe có thể tiếp nhận, lĩnh hội thấu đáo nội dung giao tiếp.

– Đặc điểm của ngôn ngữ viết

+ Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết

Tất cả các dạng ngôn ngữ viết đều được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Cho nên, muốn viết và đọc văn bản thì cả người viết và người đọc phải hiểu biết các ký tự chữ viết, các ngôn ngữ chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản.

Mặc khác, khi viết người viết có điều kiện và thời gian để suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa, còn khi đọc, người đọc có điều kiện để đọc lại nhiều lần, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo.

+ Ngôn ngữ viết có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc

Ngôn ngữ viết tuy không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ như ngôn ngữ nói nhưng lại được sự hỗ trợ của dấu câu trong tiếng Việt, của các ký hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, các bản biểu, sơ đồ điều này cũng giúp cho ngôn ngữ viết có những ưu điểm của nó và giúp người đọc có thể hiểu được những thông tin được truyền tải trong bài viết.

+ Ngôn ngữ viết từ ngữ được sử dụng có chọn lọc

Khác với ngôn ngữ nói là tốc độ nhanh, tức thì từ ngữ trong nhiều trường hợp không được chọn lọc thì ngôn ngữ viết từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác. Đồng thời, tùy vào phong cách ngôn ngữ của văn bản mà người viết sử dụng với tần số cao các từ ngữ phù hợp với các loại văn bản trong tiếng Việt.

Nhìn chung, trong văn bản viết người ta tránh sử dụng các từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục thay vào đó người viết sẽ sử dụng thống nhất ngôn ngữ phổ thông, mà người đọc dù ở vùng miền nào cũng có thể hiểu được nội dung của bài viết.

So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ngôn Ngữ NóiNgôn Ngữ Viết
– Tiếp xúc trực tiếp. Người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai.

– Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ

– Người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích

– Không tiếp xúc trực tiếp

– Nhân vật giao tiếp trong phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài, không đổi vai

– Người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, qui tắc chính tả, qui cách tổ chức văn bản

– Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ

Trong ngôn ngữ nói có sự phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu…

Từ địa phương, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen…

– Ngôn ngữ nói thường dùng các hình thức tỉnh lược nhưng đôi khi câu nói lại rườm rà, trùng lặp về từ ngữ vì không có thời gian gọt giũa, vì là giao tiếp tức thời.

– Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ.
– Ngôn ngữ nói thường có những biểu hiện ở Nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ– Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Chúng tôihi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (41 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Khu kinh tế là gì? Điều kiện thành lập khu kinh tế?

Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an...

Bằng A1 chạy được xe bao nhiêu cc?

Theo quy định tại Chương V Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì theo đó, bằng lái xe hạng A1 sẽ  cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 từ đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái...

Nợ xấu có vay được ngân hàng chính sách không?

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa 05 năm trừ trường hợp CIC có chính sách cung cấp thông tin...

Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?

Văn phòng công chứng hoạt động theo quy định của pháp luật. Vậy Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7...

Bệnh viện Trưng Vương thuộc tuyến nào?

Bệnh viện Trưng Vương là bệnh viện đa khoa hạng I của thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, bệnh viện là một trong 4 đơn vị được Sở Y tế công nhận là đơn vị y tế đủ điều kiện tổ chức khám sức khỏe cho các đối tượng theo thông tư...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi