Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?
Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ: kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?
Câu hỏi:
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?
A. Đế quốc thực dân
B. Đế quốc cho vay nặng lãi
C. Quốc quân phiệt hiếu chiến
D. Đế quốc phong kiến quân phiệt
Đáp án đúng D.
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là đế quốc phong kiến quân phiệt, đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ, trên tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
Giải thích lý do vì sao chọn D là đáp án đúng:
Tình hình nước Nhật trước cải cách
– Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô-gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.
– Về kinh tế:
+ Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên.
+ Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.
– Xã hội: Nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.
– Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.
+ Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu – Mĩ tìm cách xâm nhập.
+ Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.
+ Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách.
– Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ, trên tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự. Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc:
– Kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si… lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
– Đối nội: thực hiện chính sách bóc lột tối đa đối với nhân dân.
– Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên… => Nhật Bản trở thành nước “đế quốc phong kiến quân phiệt”.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm