Đa nhân cách là gì? Ví dụ về đa nhân cách

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1296 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Nhân cách mang tính ổn định, thống nhất. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có nhiều hơn một nhân cách, người ta hay gọi là đa nhân cách. Vậy hiểu đúng thì đa nhân cách là gì? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích có liên quan giúp Quý vị giải đáp thắc mắc một cách chính xác.

Đa nhân cách là gì?

Chứng rối loạn đa nhân cách thường được gọi là đa nhân cách (multiple personality disorder). Chứng bệnh tâm lý này còn có tên tiếng Anh là Dissociative Identity Disorder (DID) – rối loạn nhận dạng phân ly vốn là một vấn đề rất phức tạp đối với cả những chuyên gia tâm lý.

Rối loạn đa nhân cách vốn là một bệnh lý tâm thần. Khi bị mắc bệnh người bệnh thường quên mất mình là ai và có những tính cách đối lập nhau như có thể vừa cười, lúc sau đã khóc, hoặc đang nóng nảy có thể nhẹ nhàng. Rối loạn nhân cách là một bệnh lý khá thường gặp trong xã hội ngày nay, đặc biệt trong đó có nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không hề hay biết.

Ví dụ về đa nhân cách

Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn về đa nhân cách, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về đa nhân cách cụ thể.

Năm 1994, các nhà thần kinh học tiến hành nghiên cứu và bàn luận nhiều về vụ việc của một phụ nữ 35 tuổi, tên là Mary Kendall. Cô Mary không có nhiều mối quan hệ xã hội và dành nhiều thời gian vào việc chăm sóc và giúp đỡ những người khác.

Bản thân cô Mary cũng có một lịch sử dài với những đơn thuốc được bệnh viện cung cấp, bao gồm những cơn đau tay kinh niên. Những cơn đau ấy khiến cô tìm đến một bác sĩ thần kinh trị liệu nhờ giúp đỡ.

Trong quá trình điều trị, cô đã thể hiện ra nhiều tính cách khác nhau, một triệu chứng của bệnh đa nhân cách rất đặc trưng. Cùng với việc cô rất dễ bị thôi miên và trí nhớ của cô thường có những khoảng trống không thể giải thích được, các bác sĩ lại càng thêm cơ sở để khẳng định cô Mary là một người đa nhân cách.

Khi bác sĩ thực hiện “thôi miên” cô Mary thì một giọng nói kì lạ vang lên “Đã đến lúc người ta biết về tôi rồi”. Một tính cách khác xuất hiện, có thái độ thù địch hơn hẳn cô Mary quan tâm, chăm sóc với người khác thường ngày. Tính cách thứ hai mang tên Marian này nói rằng cô ta thường xuyên đi dạo ban đêm nhằm“giải quyết vấn đề cá nhân”.

Nhân cách Marian thứ hai này khinh miệt Mary vì cho rằng cô là người yếu đuối: Mary là một kẻ thảm hại, suốt ngày phí thời gian để quan tâm tới vấn đề của kẻ khác. Trong suốt quá trình theo dõi, cô Mary đã bộc lộ tới 6 tính cách riêng biệt, đa số các tính cách này đối nghịch với nhau.

Biểu hiện của chứng rối loạn đa nhân cách

Đa nhân cách có một số biểu hiện chính là:

– Hình thành nhiều nhân cách khác nhau: Người bệnh thường có ít nhất là 2 nhân cách, và số nhân cách thường được nhân lên theo sự phát triển của bệnh.

– Xuất hiện những khoảng trống trong ký ức: Bệnh nhân đôi khi không nhớ được những hành vi và lời nói của bản thân khi ở nhân cách khác. Trong suy nghĩ của họ đôi khi có những khoảng đen trong ký ức và nghĩ rằng mình đã ngủ trong những khoảng thời gian đó.

– Quên thông tin cá nhân: Quên mất tên tuổi, địa chỉ, công việc chính là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh. Khi gặp tình trạng này người bệnh thường gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Ngoài ra, người bị rối loạn nhân cách còn có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu khác nhau ở mỗi bản thể như: trầm cảm, muốn tự tử, rối loạn ăn uống, cảm thấy bị cưỡng chế, liên tục thay đổi cảm xúc, lạm dụng chất kích thích, ảo giác thính giác và thị giác, bị lo lắng, hoảng loạn và các chứng ám ảnh, rối loại giấc ngủ,…

Điều trị đa nhân cách như thế nào?

Ban đầu, các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tâm lý nhưng phần nhiều không có đáp ứng tốt. Các biện pháp thư giãn, vật lý trị liệu… và cả thuốc điều trị tâm thần cũng đều không có tác dụng. Một số bác sĩ còn dùng cả thuật thôi miên để kéo người bệnh ra khỏi trạng thái hỗn loạn nhưng thất bại.

Một số bác sĩ đưa ra phương pháp trị liệu độc chiêu bằng cách cho người bệnh ngay lập tức đối thoại trực tiếp với ‘phiên bản’ của mình và đã đem lại kết quả tốt. Sở dĩ bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này là vì về bản chất trong mỗi con người chỉ có một nhân cách phát triển. Nhân cách này được bồi đắp, rèn luyện nên trở nên bền vững, mạnh mẽ và riêng biệt. Những mầm nhân cách khác thường yếu đuối, èo uột nên nếu bị rối loạn cũng chỉ đủ sức chi phối người bệnh trong một thời gian ngắn.

Mong rằng qua những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây, Quý vị đã hiểu rõ hơn đa nhân cách là gì? Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, đóng góp về nội dung bài viết từ Quý độc giả.

5/5 - (5 bình chọn)