Consecutive là gì?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3257 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Consecutive không phải là từ tiếng Anh quá xa lạ. Tuy nhiên, những cụm từ được kết hợp để tạo nên nghĩa của nó thì chưa chắc ai cũng hiểu hết được.

Trong bai viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Consecutive là gì?

Consecutive là gì?

Consecutive là tính từ tiếng Anh dịch ra tiếng Việt có nghĩa là liên tục, liên tiếp, tiếp liền nhau. Một số cụm từ hay được sử dụng với consecutive, cụ thể:

Three consecutive days: Ba ngày liên tiếp.

Many consecutive generations: Mấy đời tiếp liền nhau.

Consecutive punishment: Hình phạt liên tiếp.

Trong thuật ngữ Pháp luật Consecutive punishment là cụm từ xuất hiện rất nhiều. Dó đó trong bài viết Consecutive là gì? của chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích Hình phạt liên tiếp.

Các loại hình phạt trong pháp luật Hình sự Việt Nam

Thứ nhất: Hình phạt chính

Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập, với mỗi tội phạm Tòa án chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính.

– Cảnh cáo:

+ Hình phạt ít nghiêm khắc nhất.

+ Để lại án tích.

+ Người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn Trách nhiệm Hình sự.

+ Thực tế Tòa án rất ít áp dụng hình phạt cảnh cáo.

 + Khó lựa chọn giữa hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt.

– Phạt tiền:

+ Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định.

+ Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật Hình sự quy định.

+ Đa số là các tội có tính chất vụ lợi, dùng tiền làm phương tiện phạm tội và một số tội phạm khác như đưa phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn vào sử dụng…

– Cải tạo không giam giữ:

+ Tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.

+ Người phạm tội có nơi thường trú, nơi làm việc rõ ràng.

+ Xét thấy không cần thiết phái cách ly người phạm tội khỏi cộng đồng.

+ Áp dụng từ 06 tháng – 03 năm.

+ Người bị kết án bị khấu trừ từ 05 – 20% thu nhập.

– Trục xuất:

+ Buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

+ Có thể là hình phạt bổ sung

– Tù có thời hạn:

+ Buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định.

+ Từ 03 tháng – 20 năm.

– Tù chung thân:

+ Là tù không thời hạn áp dụng với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà chưa đến mức tử hình.

+ Không áp dụng với người dưới 19 tuổi phạm tội.

+ Có thể giảm án xuống 30 năm tù nếu chấp hành được 12 năm và quyết tâm cải tạo.

– Tử hình:

+ Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham những và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định.

+ Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Thứ hai: Hình phạt bổ sung

Là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính đạt được mục đích của hình phạt. Không được áp dụng độc lập. Có thể áp dụng nhiều hình phạt bổ sung cho mỗi loại tội phạm.

– Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định:

+ Người bị kết án ở vị trí công việc đó có thể gây nguy hiểm cho xã hội.

+ Thời hạn cấm là từ 01 năm – 05 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

– Cấm cư trú:

Không được cư trú tại một địa phương nhất định.

– Quản chế:

Buộc người bị kết án phải sinh sống làm ăn tại một địa phương nhất định.

– Tước một số quyền công dân:

+ Ứng cử, bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước.

+ Làm việc trong các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang.

– Tịch thu tài sản:

+ Tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách Nhà nước.

+ Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Nguyên tắc tổng hợp hình phạt

Tổng hợp hình phạt là quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt, bao gồm quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 50 – Bộ luật Hình sự năm 2015 và quyết định hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Cơ sở tổng hợp hình phạt là các hình phạt đã tuyên. Riêng trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt mới, thì cơ sở để tổng hợp hình phạt là phần còn lại của hình phạt cũ và hình phạt mới. Việc tổng hợp hình phạt có thể theo các nguyên tắc sau:

– Nguyên tắc thu hút:

Nguyên tắc cho phép lấy hình phạt nặng nhất là hình phạt chung.

– Nguyên tắc cộng một phần:

Nguyên tắc cho phép cộng hình phạt cao nhất với một phần hình phạt còn lại thành hình phạt chung.

– Nguyên tắc cộng toàn bộ:

Nguyên tắc cho phép cộng toàn bộ các hình phạt để có hình phạt chung.

– Nguyên tắc tồn tại:

Khi không áp dụng được ba nguyên tắc trên thì có nghĩa là không có tổng hợp hình phạt thành hình phạt chung mà các hình phạt phải được cùng chấp hành.

Do đó, Consecutive punishment trong phát luật Việt Nam quy định rất rõ qua pháp luật Hình sự.

Như vậy, Consecutive là gì? Đã được chúng tôi phân tích phần đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đi sâu vào làm rõ cụm từ kết hợp Consecutive punishmen thuạt ngữ pháp lý thường xuyên được sử dụng.

5/5 - (6 bình chọn)