Công trái là gì?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3752 Lượt xem
5/5 - (101 bình chọn)

Công trái là một hình thức đầu tư có phần tin cậy lớn và mức độ rủi ro thấp. Khi tham gia vào quan hệ đầu tư này bên chủ thể đi vay sẽ là nhà nước. Người cho vay sẽ được đảm bảo tài sản của mình bằng uy tín của nhà nước và đặc biệt là ngân sách nhà nước.

Hiện nay công trái đã được thay thể bởi thuật ngữ trái phiếu Chính phủ, tuy nhiên thuật ngữ công phiếu vẫn được sử dụng ý nghĩa một khoản vay tín dụng nhà nước cho mục đích công. Để hiểu hơn công trái là gì? cũng như lịch sử hình thành của các loại công trái, Chúng tôi xin gửi tới độc giả những thông tin bổ ích qua bài phân tích Công trái là gì? sau đây

Công trái là gì?

Công trái là một hình thức tín dụng nhà nước, khoản nợ công trái được ghi trên giấy gọi là “phiếu (Xt. Công phiếu), việc vay của chính quyền nhà nước để bù đắp chỉ tiêu được áp dụng phổ biến ở các nước.

Công trái thu bằng đồng Việt Nam, và thanh toán bằng đồng Việt Nam.Trường hợp người mua công trái bằng vàng và ngoại tệ, sẽ được cơ quan phát hành chuyển đổi thành đồng Việt Nam.

Công trái là khoản nợ vay của nhà nước hoặc chính quyền địa phương để chi tiêu cho mục đích công là hình thức tín dụng nhà nước, công trái  có thể được coi là biện pháp để chính phủ huy động nguồn lực tài chính của các thành phần trong xã hội  để từ đó thực hiện những mục tiêu  công của  nhà  nước đã đề ra.

Khi các thành phần trong xã  hội  cung cấp những khoản tài chính cho nhà nước lợi ích nhận được sẽ là nguồn lợi nhuận từ khác khoản cho vay này. Nguồn lợi nhuận hay còn gọi là lãi suất sẽ được quy định  cụ thể khi thực hiện các hoạt động cho vay.

So với các loại hình cho vay khác thì công trái được  coi là an toàn hơn và có tính ổn định hơn. Nếu như các loại hình cho vay khác, chủ sở hữu tài sản phải  tìm hiểu người đi vay và chịu rủi ro khi đầu tư. Còn đối với hình thức này thì chủ thể được đảm bảo bằng uy tín nhà nước và đặc biệt là ngân sách nhà nước.

Mục đích sử dụng công trái được quy định rõ ràng và  cụ thể trong quy định của pháp luật, theo đó công trái đươc sử dụng vào những mục đích công. Những hoạt động mà các chủ thể khác không đủ khả năng tài chính để làm hoặc không muốn làm.

Các hoạt động sử dụng công trái như: Đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn. Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ. Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật. Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Những hoạt động thực hiện này thường mang giá trị lớn, để thực hiện được phải  theo kế hoạch của nhà nước và tình hình phát triển của đất nước. Khi thực hiện những dự án công nói trên góp phần làm thúc đẩy phát triển đất nước tạo nguồn đầu tư lớn.

 Đối tượng mua công trái

1. Công dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam.

4. Các cơ quan hành chính, sự nghiệp.

5. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

6. Doanh nghiệp Nhà nước.

7. Doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế.

8. Tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Đối tượng quy định tại khoản 4, 5, 6 và 7 của Điều này không được sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước cấp để mua công trái.

Lịch sử hình thành công trái

Trong lịch sử, công trái xuất hiện từ thời kì nhà nước chiếm hữu nô lệ. Nguyên tắc áp dụng công trái, có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc. Trong các xã hội trước đây, công trái trở thành đòn bẩy quan trọng nhất của tích luỹ nguyên thuỷ tư bản. Trong thời kì đế quốc, công trái là môi trường đầu tư có lợi cho các nhà tư bản tài chính, các nhà nước tư bản lũng loạn đều có số nợ rất lớn.

Ở Việt Nam, từ năm 1896 – 1938, chính quyền thực dân Pháp đã phát hành 13 lần công trái, gọi là công thải. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, theo Sắc lệnh số 112/SL ngày 16.7.1946, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phát hành đợt công trái đầu tiên để huy động vốn cho chính quyền cách mạng. Qua các thời kì cách mạng, Nhà nước phát hành nhiều đợt công trái với các tên gọi như: công phiếu kháng chiến, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu công trình… Hiện nay, theo quy định của pháp luật, ở Việt Nam chỉ có chính quyền trung ương (Chính phú) phát hành trái phiếu (công trái). Công trái có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng, công trái bằng tiền hoặc bằng hiện vật.

Chủ thể có quyền mua công trái

Công trái hay còn gọi là trái phiếu chính phủ được phát hành cho các chủ thể dưới đây:

+ Người Việt Nam trong và ngoài nước, người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam.

+ Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế kể cả các Ngân hàng Thương mại, các Tổ chức tín dụng, Công ty Tài chính, Công ty Bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm, Quỹ đầu tư…

+ Các Hội và đoàn thể quần chúng.

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng nếu được Bộ Tài chính xem xét chấp thuận, được mua trái phiếu.

Các loại công trái

Công trái được phân chia làm nhiều loại, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có công trái trong nước và công trái ngoài nước; căn cứ vào thời hạn thanh toán nợ vay, có công trái ngắn hạn (dưới 1năm), công trái trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm), công trái dài hạn (từ 5 năm trở lên); căn cứ vào cấp chính quyền đứng ra tổ chức vay, có công trái của chính quyền trung ương (công trái Chính phủ), công trái của chính quyền địa phương.

Theo quy định của pháp luật, công trái được chia ra làm các loại sau:

+ Tín phiếu kho bạc:

công trái có thời hạn dưới một năm được phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước trong năm ngân sách;

+ Trái phiếu kho bạc:

Công trái có thời hạn từ một năm trở lên, được ban hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và chỉ đầu tư phát triển;

+ Trái phiếu công trình:

công trái có thời hạn từ một năm trở lên, nguồn vốn huy động được sử dụng để đầu tư cho từng công trình cụ thể (Xí. Trái phiếu). Công trái có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng, công trái bằng tiền hoặc bằng hiện vật.

5/5 - (101 bình chọn)