Công thức tính diện tích hình chữ nhật đơn giản nhất

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 5562 Lượt xem
5/5 - (9 bình chọn)

Hình chữ nhật là một nội dung quan trọng trong toán học và được ứng dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống. Do đó, công thức tính diện tích hình chữ nhật cũng được sử dụng rất nhiều trong học tập và cả thực tế. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về công thức tính diện tích hình chữ nhật.

Vì vậy, qua bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến công thức tính diện tích hình chữ nhật.

>>>>>> Tham khảo: Công thức tính diện tích hình vuông

Hình chữ nhật là gì?            

Hình chữ nhật là một nội dùng quan trọng trong toán học và đặc biệt là trong hình học, đây được coi là một loại hình quen thuộc nhất trong môn toán. Hình chữ nhật cũng có tính ứng dụng cao trong thực tế cuộc sống. Trả lời câu hỏi chữ nhật là gì hay nói cách khác xác định những dấu hiệu để nhận biết của hình chữ nhật. Hình chữ nhật là một tứ giác có 4 góc vuông và có các cặp cạnh song song và bằng nhau.

Quan sát hình chữ nhật bên ta thấy:

Hình chữ nhật ABCD có:

Các cạnh AB = DC và cạnh AD = BC

Có 4 góc vuông gồm: Góc A; Góc B; Góc C;

và góc D, bốn góc đều bằng 90 độ.

Diện tích hình chữ nhật là gì?

Diện tích của một hình chữ nhật được tính bằng cách nhân độ dài và chiều rộng của nó với nhau. Ký hiệu diện tích của hình chữ nhật là A và có thể được tính bằng công thức:

A = chiều dài x chiều rộng

Ví dụ, nếu chiều dài của hình chữ nhật là 5 đơn vị và chiều rộng của nó là 3 đơn vị, thì diện tích của hình chữ nhật đó là:

A = 5 x 3 = 15 đơn vị vuông.

Công thức tính diện tích hình chữ nhật

Công thức tính diện tích hình chữ nhật rất quan trọng đối với việc học tập cũng như trong thực tế cuộc sống, do đó nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật là rất cần thiết đối với mỗi người.

Diện tích hình chữ nhật được đo bằng độ lớn của bề mặt hình, là phần mặt phẳng ta có thể nhìn thấy của hình chữ nhật.

Ta có công thức: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng

Ta có công thức như sau:

S = a x b

Trong đó:

S là diện tích hình chữ nhật

a là chiều rộng hình chữ nhật

b là chiều dài hình chữ nhật

Ví dụ: Hãy tính hình chữ nhật hình chữ nhật ABCD biết chiều dài hình chữ nhật là 4 cm; chiều rộng là 3 cm.

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

(4 x 3) = 12 cm2

Đáp số: 12 cm2

Ví dụ 2: Cho hình chữ nhật MNPQ có chiều dài 5 cm, chiều rộng 4 cm. hãy tính diện tích hình chữ nhật đã cho.

Bài giải

Diện tích hình chữ nhật MNPQ là

5 x 4 = 20 cm2

Đáp số 20 cm2

Một số lưu ý khi tính diện tích hình chữ nhật:

– Khi tính diện tích hình chữ nhật thì hãy đảm bảo rằng các cạnh của hình chữ nhật phải cùng đơn vị đo,nếu là cm thì tất cả là cm, hoặc nếu là m thì tất cả phải dùng m. Trong trường hợp đề bài cho các đơn vị của hình chữ nhật khác nhau thì cần đổi về cùng đơn vị đo và sau đó mới thực hiện phép tính diện tích hình chữ nhật.

– Một lưu ý khá quan trọng khi tính diện tích hình chữ nhật là cần nắm rõ công thức tính diện tích hình chữ nhật tránh nhầm lẫn với công thức tính các hình khác. Nếu sai công thức thì ắt hẳn sẽ dẫn đến kết quả hoàn toàn sai.

Công thức tính chu vi hình chữ nhật

Chu vi hình chữ nhật được hiểu là tổng độ dài các cạnh cộng lại với nhau. Đây cũng là một điểm chung giữa chu vi của các hình. Tuy nhiên để thuận tiện hơn cho việc tính toán và ghi nhớ công thức này đối với những loại hình khác nhau sẽ có các công thức tính khác nhau.

Ta có công thức: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2.

Ta có công thức như sau:

P = (a + b) x 2

Trong đó:

P là chu vi hình chữ nhật

a là chiều rộng hình chữ nhật

b là chiều dài hình chữ nhật

Ví dụ: Hãy tính chu vi hình chữ nhật ABCD biết chiều dài hình chữ nhật là 4 cm; chiều rộng là 3 cm.

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

(4 + 3) x 2 = 14 cm

Đáp số: 14 cm

Một số lưu ý khi tính chu vi hình chữ nhật

– Khi tính chu vi hình chữ nhật thì hãy đảm bảo rằng các cạnh của hình chữ nhật phải cùng đơn vị đo, nếu là cm thì tất cả là cm, hoặc nếu là m thì tất cả phải dùng m. Trong trường hợp đề bài cho các đơn vị của hình chữ nhật khác nhau thì cần đổi về cùng đơn vị đo và sau đó mới thực hiện phép tính chu vi hình chữ nhật.

– Một lưu ý khá quan trọng khi tính chu vi hình chữ nhật là cần nắm rõ công thức tính chu vi hình chữ nhật tránh nhầm lẫn với công thức tính các hình khác. Và một lưu ý là công thức tính chu vi hình chữ nhật thì phải thực hiện phép tính tổng chiều dài và chiều rộng sau đó mới lấy kết quả của phép tính cộng sau đó mới nhân với 2.

Công thức tính diện tích các hình thường gặp

– Công thức tính diện tích hình vuông

Diện tích hình vuông được hiểu là phần diện tích mặt phẳng của hình vuông mà ta có thể nhìn thấy được.

Ta có công thức: Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy cạnh nhân cạnh.

Hay ta có công thức tính diện tích hình vuông như sau:

S = a x a

Trong đó:

S: diện tích của hình vuông

a: Cạnh hình vuông

Ví dụ về tính diện tích hình vuông: Cho hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm. hãy tính diện tích hình vuông đã cho.

Bài giải:

Diện tích hình vuông ABCD là:

3 x 3 = 9 cm2

Đáp số: 9 cm2

Ví dụ 2: Cho hình vuông ABCD có cạnh có độ dài là 8 cm. Tính diện tích hình vuông đã cho trên.

Bài giải:

Diện tích hình vuông ABCD là

8 x 8 = 64 cm2

Đáp số: 64 cm2

Một số lưu ý khi tính diện tích hình vuông

– Các cạnh của hình vuông phải cùng đơn vị đo. Hãy lưu ý là khi tính diện tích của hình vuông hoặc bất cứ hình nào cũng cần lưu ý là các cạnh của hình đó phải cùng đơn vị đo, nếu là cm thì tất cả là cm, hoặc nếu là m thì tất cả phải dùng m. Trong trường hợp đề bài cho các đơn vị của hình vuông khác nhau thì cần đổi về cùng đơn vị đo và sau đó mới thực hiện phép tính diện tích hình vuông.

– Đơn vị của diện tích hình vuông là các đơn vị đo diện tích ví dụ như cm2, ta không được dùng đơn vị thường khi tính diện tích hình vuông. Đây là một lỗi thường gặp khi nhiều người bỏ quên đơn vị tính diện tích.

– Một lưu ý khi tính diện tích hình vuông là cần nắm rõ công thức tính vì công thức tính diện tích hay chu vu của các hình cũng hay bị lạc nhau nên nhiều người khá nhầm các công thức tính này và hậu quả là dẫn đến kết quả sai.

– Công thức tính diện tích hình thang

Bên cạnh hình vuông và hình chữ nhật thì hình thang vẫn là một trong các hình có tính ứng dụng cao. Hình thang là hình có tứ giác có một cặp cạnh đối diện song song với nhau. Hình thang có một góc vuông được gọi là hình thang vuông.

Công thức tính diện tích hình thang như sau: Muốn tính diện tích hình thang tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.

Ta có công thức như sau:

S = ((a +b) x h) /2

Trong đó:

S: Diện tích.

a,b: Lần lượt là độ dài 2 đáy.

h: Chiều cao hình thang.

Tính diện tích hình chữ nhật lớp 3

Để tính diện tích hình chữ nhật lớp 3, ta cần biết chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó. Theo chương trình giáo dục lớp 3, các em đã học được cách tính diện tích hình chữ nhật bằng cách nhân chiều dài và chiều rộng với nhau.

Ví dụ, nếu chiều dài hình chữ nhật là 5 cm và chiều rộng là 3 cm, ta có thể tính diện tích như sau:

Diện tích = chiều dài x chiều rộng = 5 cm x 3 cm = 15 cm²

Vậy diện tích hình chữ nhật lớp 3 là 15 cm². Lưu ý rằng diện tích của hình chữ nhật được tính bằng đơn vị đo bình phương, ví dụ cm², m², vv.

Một số bài toán về tính diện tích hình chữ nhật?

Dưới đây là một số bài toán tính diện tích hình chữ nhật:

Bài 1: Một hình chữ nhật có chiều dài 8 cm và chiều rộng 4 cm. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật đó.

Giải:

Áp dụng công thức tính diện tích của hình chữ nhật:

A = chiều dài x chiều rộng = 8 cm x 4 cm = 32 cm².

Vậy diện tích của hình chữ nhật đó là 32 cm².

Bài 2: Hình chữ nhật ABCD có chu vi bằng 30 cm và đường chéo BD bằng 13 cm. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật ABCD.

Giải:

Vì đường chéo BD chia hình chữ nhật ABCD thành hai tam giác vuông cân ở trung điểm của BD, nên ta có thể sử dụng định lý Pythagoras để tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật:

BD² = AB² + AD² (định lý Pythagoras) 13² = (AB/2)² + (AD/2)² 169 = (AB/2)² + (AD/2)²

Vì chu vi của hình chữ nhật ABCD bằng 30 cm, ta có:

2(AB + AD) = 30 AB + AD = 15

Ta giải hệ phương trình để tìm được giá trị của AB và AD:

AB + AD = 15 (AB/2)² + (AD/2)² = 169/4

Giải hệ phương trình này ta có: AB = 8 cm và AD = 7 cm.

Vậy diện tích của hình chữ nhật ABCD là:

A = AB x AD = 8 cm x 7 cm = 56 cm².

Bài 3: Hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng, và chu vi của nó là 24 cm. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật đó.

Giải:

Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là x thì chiều dài của nó là 2x.

Theo đề bài, ta có:

2(2x + x) = 24 6x = 24 x = 4

Vậy chiều rộng của hình chữ nhật là 4 cm, và chiều dài của nó là 8 cm.

Vậy diện tích của hình chữ nhật là:

A = chiều dài x chiều rộng = 8 cm x 4 cm = 32 cm².

Trên đây là nội dung bài viết về công thức tính diện tích hình chữ nhật. Chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc.

5/5 - (9 bình chọn)