Luật Hoàng Phi Là gì? Công tác xã hội là gì?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Là gì? |
  • 1580 Lượt xem

Công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là một hoạt động nghề nghiệp nhằm giúp một cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng thực hiện, cải thiện hoặc phục hồi khả năng thực hiện các chức năng xã hội và tạo ra những điều mới.

Hiện nay, Đảng và nhà nước quan tâm đến công tác xã hội và đưa  nó trở thành một nghề ở Việt Nam. Vậy công tác xã hội là gì? Bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm này nhé. Mời Quý bạn đọc theo dõi nội dung phân tích dưới đây.

Công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là một hoạt động nghề nghiệp nhằm giúp một cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng thực hiện, cải thiện hoặc phục hồi khả năng thực hiện các chức năng xã hội và tạo ra những điều mới. Các điều kiện thích hợp để đạt được những mục tiêu này (Hiệp hội công nhân xã hội liên bang NASW 1970).

Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ giữa con người với con người, gia tăng quyền lực và giải phóng con người để cuộc sống của họ ngày càng dễ chịu hơn. Sử dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Giao diện giữa con người và con người Quyền con người và công bằng xã hội là những nguyên tắc cơ bản của nghề công tác xã hội (Hiệp hội quốc tế về công tác xã hội – IFSW 2000).

Công tác xã hội là một hoạt động nghề nghiệp được thực hiện trên cơ sở hỗ trợ nghề nghiệp, nhóm, cộng đồng) để đối phó với các vấn đề xã hội để giải quyết mà họ đang phải đối mặt. Kinh nghiệm khiến họ khó thực hiện được các chức năng xã hội của mình, những đối tượng này thường được gọi là khách hàng.

Như vậy, hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể nào về công tác xã hội là gì. Vì thế, qua những phân tích ở trên bạn đọc cũng có thể tự mình đưa ra một khái niệm về công tác xã hội theo ý hiểu của mình rồi.

Mục tiêu của công tác xã hội là gì?

Mục đích của công tác xã hội là giúp đỡ những người yếu thế, khó khăn, gia đình, nhóm và cộng đồng, những người không đảm bảo một hoặc nhiều chức năng xã hội, nhận thức và giải quyết những “vấn đề” của họ và đi vào cuộc sống để hòa nhập cộng đồng, để đóng góp vào sự ổn định, thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Về cốt lõi, công tác xã hội cố gắng giúp khách hàng tự củng cố bản thân để họ có thể tự giúp mình.

Các lĩnh vực hiện nay công tác xã hội quan tâm

Công tác xã hội đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau và phạm vi ảnh hưởng của nó rất rộng và bao trùm mọi tầng lớp xã hội, mọi tổ chức, ngành nghề trong xã hội.

Công tác xã hội được đặc biệt quan tâm:

– Công tác xã hội gia đình và bảo vệ trẻ em.

– Phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo.

– Phòng chống tội phạm và giải quyết các bất bình trong xã hội.

– Công tác xã hội trong trường học, trong bệnh viện.

– Công tác xã hội với người khuyết tật, công tác xã hội với người già neo đơn.

– Công tác xã hội với người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS.

Công tác xã hội có thể liên quan đến các lĩnh vực:

– Cung cấp các dịch vụ xã hội, tư vấn tâm lý.

– Giảng dạy và nghiên cứu công tác xã hội.

– Tham gia thực hiện và điều phối các dự án xã hội và phát triển.

– Đánh giá tác động của các dự án xã hội và phát triển.

– Nghiên cứu và phân tích chính sách xã hội.

– Công tác xã hội nghề nghiệp trên các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, kinh tế, văn hóa xã hội, hôn nhân và gia đình, tôn giáo, thế giới quan, môi trường, dân số, truyền thông, các tổ chức bảo trợ xã hội từ trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể.

Các cơ quan trong lĩnh vực y tế, công tác người khuyết tật và xã hội Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo liên quan đến công tác xã hội Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

Theo đuổi lĩnh vực công tác xã hội cần tố chất gì?

Khi bạn muốn theo đuổi lĩnh vực công tác xã hội, bạn sẽ phải cần có những tố chất nào? Cùng tham khảo một số phân tích dưới đây nhé.

Ở ngành nào cũng vậy, để có thể gắn bó lâu dài với ngành là một điều không hề dễ dàng. Để bạn có thể phát triển được, bạn cũng cần phải có những tố chất sau:

Thứ nhất: Đó là tính thật thà và trung thực trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Thứ hai: Bạn sẽ cần có niềm đam mê với công việc, muốn được giúp đỡ người khác và giúp đỡ được nhiều người trong xã hội.

Thứ ba: Bạn cần có sự bao dung, độ lượng cũng là một tố chất cần có trong công việc này.

Thứ tư: Đó chính là kỹ năng giáo tiếp. Bạn cần có một kỹ năng tốt khi giao tiếp. Bên cạnh đó là khả năng ngoại ngữ nữa,…

Thứ năm: Bạn cần có một kế hoạch cụ thể với từng dự án, làm việc nhóm và các kỹ năng nghiên cứu.

Hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ về công tác xã hội là gì sẽ giúp bạn sẽ lựa chọn nghề nghiệp và chuyên ngành phù hợp với bản thân mình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?

Chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị , kín đáo và vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt...

Ban quản trị nhà chung cư là gì?

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư phải là chủ sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đó, trường hợp người đang sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác đó ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư thì có thể được bầu làm thành viên...

Thanh tra viên là gì? Mức lương của thanh tra viên

Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu...

Ý kiến pháp lý là gì?

Ý kiến pháp lý quy định tại Nghị định 51/2015/NĐ-CP là văn bản do Bộ Tư pháp cấp về tính hợp pháp của văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp...

Kiều bào là gì?

Kiều bào là từ người trong nước dùng để gọi đồng bào của mình đang sống, làm việc hoặc học tập ở nước...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi