Công tác phòng không nhân dân là gì?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 4246 Lượt xem
5/5 - (9 bình chọn)

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời chiến và thời bình đều rất quan trọng, một trong những nội dung bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân là công tác phòng không nhân dân. Vậy công tác phòng không nhân dân là gì?

Phòng không nhân dân là gì?

Phòng không nhân dân là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm đối phó với các cuộc tiến công hoả lực bằng đường không của địch.

Phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của Nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Một số thuật ngữ liên quan đến công tác phòng không nhân dân là gì?

Thế trận phòng không nhân dân: Đây được coi là tổng thể những yếu tố và các lợi thế toàn diện cả về lực lượng, địa hình, trang thiết bị để có thể tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, đảm bảo phù hợp vứi kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.

Địa bàn phòng không nhân dân: Đây được coi là những vị trí trọng yếu hoặc địa bàn cấp huyện nằm trong hệ thống phòng thủ phòng không của tỉnh và quân khu.

Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân: Đây được coi là tổng hợp của những lực lượng được tổ chức một cách chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân do Ban Chỉ đạo phòng không các cấp lãnh đạo.

Đặc điểm của công tác phòng không nhân dân

– Địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện trang bị.

– Phải đối phó với địch trên không, địch mặt đất, mặt nước và bọn phản động gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại.

– Trong tình hình đổi mới của đất nước, cần lưu ý:

+ Gắn nhiệm vụ phòng không với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ.

+ Tổ chức phòng tránh hệ thống mục tiêu cần phải đa dạng, phù hợp.

–  Phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng.

Mục đích của công tác phòng không nhân dân

Công tác phòng không nhân dân (PKND) có mục đích đảm bảo an ninh, an toàn cho đất nước và nhân dân. Cụ thể, công tác PKND bao gồm việc giám sát, phát hiện và ngăn chặn các hoạt động của các thế lực thù địch, phát hiện và xử lý các vấn đề an ninh tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và địa bàn.

Công tác PKND đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Nó cũng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đảm bảo an toàn cho cuộc sống, tài sản và danh dự của họ.

Công tác PKND được thực hiện thông qua việc xây dựng và vận động sự đồng tình của toàn dân trong việc đấu tranh với các hoạt động phá hoại, khủng bố, tình báo và các hoạt động vi phạm pháp luật khác. Nó cũng bao gồm việc phát triển và nâng cao năng lực, kỹ năng và trang thiết bị cho lực lượng chức năng đảm nhiệm công tác PKND.

Nội dung công tác phòng không nhân dân

Theo quy định tại Nghị đinh 74/2015/NĐ-CP công tác phòng không nhân dân bao gồm:

Một là, tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân thời bình.

– Tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân;

– Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân;

– Xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện, diễn tập nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, xử lý tình huống của các lực lượng tham gia công tác phòng không nhân dân;

– Tổ chức xây dựng công trình phòng tránh, trận địa phòng không trong khu vực phòng thủ và triển khai hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân;

– Xây dựng quy hoạch các đề án, dự án đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về phòng không nhân dân và phòng thủ dân sự;

– Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Hai là, tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân thời chiến:

Thực hiện các tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân thời bình và:

– Tổ chức trinh sát, quan sát, phát hiện, thông báo, báo động phòng không nhân dân; quan sát diễn biến các trận tiến công đường không của địch;

– Tổ chức ngụy trang, nghi binh, sơ tán, phân tán, phòng, tránh tiến công đường không của địch;

– Tổ chức đánh địch xâm nhập, tiến công đường không và bảo đảm chiến đấu phòng không nhân dân;

– Tổ chức khắc phục hậu quả và những thiệt hại do địch tiến công đường không.

Xây dựng thế trận phòng không nhân dân

Xây dựng thế trận phòng không nhân dân bao gồm:

– Xây dựng hệ thống các đài quan sát, thông báo, báo động phòng không.

– Xây dựng hệ thống trận địa phòng tránh, đánh trả địch tiến công đường không; các trận địa phòng tránh trọng điểm phòng không nhân dân.

– Xác định các khu vực sơ tán, phân tán, phòng tránh lực lượng, phương tiện ở từng cấp.

– Xây dựng các trận địa bắn mục tiêu trên không, trận địa phục kích đón lõng của các tỉnh, thành phố, địa bàn trọng điểm phòng không.

– Xây dựng vị trí bảo đảm phục vụ phòng không nhân dân trong căn cứ hậu phương, căn cứ chiến đấu của khu vực phòng thủ các cấp.

Trên đây là nội dung bài viết công tác phòng không nhân dân là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 - (9 bình chọn)