Trang chủ Chưa được phân loại Công pháp quốc tế là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Là gì? |
  • 5643 Lượt xem

Công pháp quốc tế là gì?

Công pháp quốc tế là một hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được các quốc gia (chủ yếu là quan hệ chính trị) và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng lên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau.

Từ xa xưa, các quốc gia thế giới đã tìm cách giao lưu, hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực của đời sống – xã hội. Nhất là trong thời đại ngày nay việc giao lưu lại ngày càng mở rộng, phát triển và càng trở nên phức tạp do vậy cần phải có một pháp luật công để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia, các chủ thể khác trên thế giới.

Do vậy, để giúp Quý độc giả nắm rõ về Công pháp quốc tế là gì? Chúng tôi xin gửi tới Quý độc giả những thông tin hữu ích dưới đây.

Công pháp quốc tế là gì?

Công pháp quốc tế là một hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được các quốc gia (chủ yếu là quan hệ chính trị) và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng lên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau và trong trường hợp cần thiết sẽ được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thực hiện.

Công pháp quốc tế có hệ thống các quy phạm của tồn tại song song với các quy phạm pháp luật thuộc hệ thống luật quốc gia. Quy pháp pháp luật quốc tế và quy phạm pháp luật quốc gia có ảnh hưởng, tác động đối với nhau.

Công pháp quốc tế tiếng Anh là gì?

Công pháp quốc tế tiếng Anh là Public international law; Luật quốc tế tiếng Anh là International law.

Công pháp quốc tế tiếng Anh được định nghĩa như sau:

Public International law is a system of principles and legal norms, agreed upon by states and other entities of international law to regulate voluntary and equal relationships. between nations (mainly political relations), between the actors of International Law together in all areas of international people. These are principles and norms of general application without distinction of the nature, form or taste of each country when establishing international relations between these subjects.

Vai trò của Công pháp quốc tế

Khi đã hiểu rõ khái niệm của Công pháp quốc tế là gì? bằng tiếng Việt và bằng cả tiếng Anh thì chúng ta phần nào thấy rõ vai trò của công pháp đối với sự phát triển, ổn định quan hệ quốc tế về các mặt như:

Thứ nhất: Công pháp quốc tế là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi chủ thể trong quan hệ quốc tế.

Thứ hai: Công pháp quốc tế cũng là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế.

Thứ ba: Công pháp quốc tế có vai trò đặc biệt trong đối với sự phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ.

Thứ tư: Công pháp quốc tế cũng làm thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hợp tác và hội nhập hiện nay.

Nguyên tắc của công pháp quốc tế

– Tính mệnh lệnh chung: Biểu hiện ở tất cả các loại chủ thể đều tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

– Tính bao trùm: Nguyên tắc cơ bản là chuẩn mực để xác định tình hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp lý quốc tế.

– Tính hệ thống: Các nguyên tắc cơ bản có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

– Tính thưa nhận rộng rãi: Đặc trưng này thể hiện ở chỗ là các nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong phạm vi toàn cầu, đồng thời chúng cũng được ghi nhận trong hầu hết những văn bản pháp lý quốc tế quan trọng.

Nguồn của công pháp quốc tế?

Theo Quy chế Toà án quốc tế, thì nguồn của pháp luật quốc tế bao gồm: những điều ước quốc tế mang tính phổ cập hoặc mang tính chất riêng, thiết lập các quy tắc được các quốc gia tranh chấp thừa nhận một cách rõ ràng; tập quán quốc tế với tư cách là chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như luật; các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận; quyết định của Toà án; học thuyết của các luật gia có trình độ cao của các nước khác nhau, như là nguồn bổ sung xác định các quy tắc của luật. Ngoài ra, nghị quyết của các tổ chức š quốc tế cũng là một trong các nguồn của pháp luật quốc tế.

Điều ước quốc tế là các loại văn bản pháp luật quốc tế được hình thành từ thoả thuận của các chủ thể pháp luật quốc tế. Theo Pháp lệnh kí kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 thì điều ước quốc tế, mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên kí kết, là thoả thuận bằng văn bản được kí kết giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi và danh nghĩa kí kết.

So sánh công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế

Trong quản lí khoa học và đào tạo, công pháp quốc tế được gọi là ngành luật quốc tế, và tư pháp quốc tế là ngành luật gồm các quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến yếu tố nước ngoài. Đây là hai thuật ngữ rất dễ gây nhầm lẫn, do vậy, chúng tôi xin đưa ra một số nội dung nhằm so sánh hai thuật ngữ này như sau:

1/ Về sự giống nhau giữa công pháp quốc tế và dtư pháp quốc tế

– Cả công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế đều có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ phát sinh trong đời.

– Nguồn luật của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế đều là các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế.

– Cả công pháp và tư pháp quốc tế đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói chung.

2/ Về sự khác nhau giữa công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế

– Thứ nhất: Về đối tượng điều chỉnh

+ Công pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chất chính chị pháp lý.

+ Tư pháp quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chất dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

– Thứ hai: Về chủ thể

+ Chủ thể của công pháp quốc tế bao gồm: quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đấu đang tranh giành quyền tự quyết và chủ thể đặc biệt (Vatican, Hongkong, …). Trong đó, chủ thể chủ yếu là các quốc gia

+ Chủ thể của tư pháp quốc tế bao gồm: cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể khi tham gia quan hệ tư pháp quốc tế và quốc gia-chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế. Trong đó, cá nhân, tổ chức là chủ thể chủ yếu của tư pháp quốc tế.

– Thứ ba: Về phương pháp điều chỉnh

+ Công pháp quốc tế chỉ sử dụng phương pháp điều chỉnh trực tiếp.

+ Tư pháp quốc tế sử dụng cả phương pháp điều chỉnh trực tiếp và phương pháp điều chỉnh gián tiếp.

– Thứ tư: Về các biện pháp chế tài

+ Các biện pháp chế tài trong công pháp quốc tế bao gồm: Bao vây, cấm vận, trả đũa và các chủ thể thực hiện bằng cơ chế tự thực thi, tự cưỡng chế.

+ Tư pháp quốc tế lại sử dụng các biện pháp chế tài trong lĩnh vực dân sự và được cưỡng chế bằng bộ máy Nhà nước của mỗi quốc gia.

– Thứ năm: Về nguồn, Công pháp quốc tế sử dụng nguồn luật chủ yếu là luật quốc tế còn tư pháp quốc tế sử dụng nguồn luật chủ yếu là các quốc gia.

– Thứ sáu: Về tính chất, Công pháp quốc tế mang yếu tố chính trị còn tư pháp quốc tế thì lại mang tính chất về tài sản, mang tính quyền lực nhà nước.

– Thứ bảy: Về các nguyên tắc áp dụng:

+ Công pháp quốc tế bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản như là: Bình đẳng về chủ quyền; Pacta sunt servanda; cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực; hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế; không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác; Dân tộc tự quyết.

+ Tư pháp quốc tế bao gồm các nguyên tắc là: Nguyên tắc bình đẳng giữa các chế độ sở hữu; Nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử (đối xử quốc gia – NT, tối huệ quốc – MFN); Nguyên tắc có đi có lại; Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

– Thứ tám: Về cơ sở hình thành

+ Công pháp quốc tế được hình thành dựa trên cơ sở tất cả các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng

+ Tư pháp quốc tế được hình thành trên cơ sở Nhà nước quyết định.

Đó là một số thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho Khách hàng về Công pháp quốc tế là gì? Theo dõi bài viết, có vấn đề chưa hiểu rõ Khách hàng có thể phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ nhanh chóng tận tình.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tập trung tư bản là gì?

Trong quá trình hình thành tập trung tư bản, cạnh tranh và đối kháng được coi là những đòn bẩy lớn nhất giúp thúc đẩy sự hình thành của tập trung tư bản. Bởi vì quá trình cạnh tranh sẽ giúp tạo nên sự liên kết và sáp nhập giữa những nhà tư bản cá...

Mùng 1 tết dương lịch có kiêng gì không?

Đa phần người Việt không quá kiêng kị trong ngày đầu năm theo Dương lịch, nhưng một số lại cho rằng, dù là Tết nào, ngày đầu tiên của năm vẫn rất quan trọng. Chính vì vậy, nhiều người vẫn giữ thói quen kiêng một số việc làm mang ý nghĩa không tốt lành, kém may...

Trí tuệ là gì? Thế nào là người có trí tuệ?

Trí tuệ là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc, là kết quả của quá trình trao đổi hoạt động tri thức dựa trên nền tảng của lý...

Nước ta chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nào?

Sau đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa. Nước ta chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng...

Tài nguyên khoáng sản là gì? Tài nguyên khoáng sản gồm những gì?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Tài nguyên khoáng sản là gì? Tài nguyên khoáng sản gồm những...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi