Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Công đoàn là gì? Vai trò của công đoàn với người lao động?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5934 Lượt xem

Công đoàn là gì? Vai trò của công đoàn với người lao động?

Công đoàn là một tổ chức quan trọng trong các doanh nghiệp, trong cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội khác. Công đoàn có vai trò rất quan trọng đối với người lao động đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và bên sử dụng lao động.

Công đoàn là một tổ chức đại diện cho người lao động và bảo vệ các quyền lợi của người lao động. Vậy công đoàn là gì, vai trò của công đoàn đối với người lao động như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này.

Công đoàn là gì?

Công đoàn là tổ chức chính trị, xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện đại diện cho người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia vào quản lý kinh tế – xã hội; tham gia thanh tra kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.

Trên thực tế công đoàn là cụm từ thường xuyên được nhắc đến nhưng không phải ai cũng biết rõ về tổ chức này. Trong phần này chúng tôi sẽ giải thích cụ thể hơn về công đoàn là gì?

Có thể hiểu một cách ngắn gọn công đoàn là tổ chức đại diện cho lợi ích của người lao động. Công đoàn hỗ trợ người lao động đàm phán với bên sử dụng lao động về mức tiền lương, giờ làm việc và các điều kiện làm việc khác.

Công đoàn thành lập trên cơ sở tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo điều lệ của công đoàn Việt Nam và phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Công đoàn cơ sở là gì?

Công đoàn cơ sở là tổ chức cấp cơ sở của công đoàn được thành lập tại đơn vị sử dụng lao động có từ 5 công đoàn viên trở lên tự nguyện tham gia, gia nhập, được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.

Đặc điểm của công đoàn

Công đoàn có những đặc điểm sau đây:

1/ Được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và thành phần trí thức;

2/ Là một tổ chức chính trị  – xã hội thuộc hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;

3/ Được thành lập nhằm mục đích phối hợp với các cơ quan, tổ chức kinh tế, xã hội khác quan tâm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động;

4/ Thực hiện chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động, quản lý của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

5/ Phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động thông qua phương thức tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo vệ Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Công đoàn là tổ chức đại diện cho ai?

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chức năng quan trọng nhất của công đoàn?

Sau khi chúng ta đã giải thích được câu hỏi Công đoàn là gì? thì một công việc quan trọng cần phải làm rõ đó là về Chức năng quan trọng nhất của Công đoàn.

Theo đó, Chức năng quan trọng nhất của công đoàn hiện nay là công đoàn thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Sở dĩ, Công đoàn có chức năng trên là bởi hiện nay ở nước ta năng lực quản lý của các cấp chính quyền chất lượng còn thấp, hệ thống bộ máy Nhà nước vẫn còn tồn tại quan liêu, một số bộ phận có thái độ thờ ơ trước quyền lợi của người lao động.

Bên cạnh đó, thực tế tình trạng tham ô, tham nhũng, sách nhiễu, hối lộ vẫn còn diễn ra khá phổ biến ảnh hưởng lớn đến lợi ích và cuộc sống của người lao động.

Chính vì lẽ đó, công đoàn là bên có đủ sức mạnh để đứng ra bảo vệ người lao động chống lại các biểu hiện tiêu cực nói trên, một sự bảo vệ mà mang tích chất hoàn toàn khác hẳn với chế độ tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng công đoàn đứng ra thực hiện chức năng này không có nghĩa là đấu tranh chống phá nhà nước, đấu tranh, đối kháng giai cấp.

Mà phải trên cơ sở tuyên truyền, vận động tập thể lao động, người lao động đoàn kết sức mạnh tham gia xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn.

Đồng thời Công đoàn tôn trọng bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN với tính chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đấu tránh xóa bỏ các thành phần có biểu hiện tiêu cực, có thái độ lạc hậu tha hóa, có hành vi vi phạm các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Để thực hiện chức năng trên, Công đoàn cần phối hợp với Chính quyền địa phương hỗ trợ tìm kiếm việc làm và tạo điều kiện việc làm cho người lao động; thực hiện tốt vai trò của mình đối với người lao động theo quy định pháp luật.

Công đoàn cần nhận thức đầy đủ khi thực hiện chức năng này về các vấn đề như sau:

– Lợi ích của người lao động phải đi đôi với lợi ích của Nhà nước, sự tồn tại của Nhà nước chính là sự bảo đảm lợi ích cho người lao động.

– Mối quan hệ khăng khít giữ nhà nước và công đoàn trong việc thực hiện chức năng, trong đó Nhà nước là người bảo đảm, Công đoàn là người bảo vệ nhờ đó nền tảng về lợi ích của người lao động thể hiện đúng bản chất cách mạng của Công đoàn Việt Nam từ xưa đến nay.

Quyền và trách nhiệm của công đoàn?

Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

– Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền,nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

– Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

– Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

– Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

– Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

– Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

– Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

– Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

– Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

– Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội

– Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách,pháp luật về kinh tế – xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.

– Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.

– Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.

– Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp.

– Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

– Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn,quyền, nghĩa vụ của người lao động.

Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

– Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều này, Công đoàn có quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;

b) Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.

Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động

– Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động;quy định của Công đoàn.

– Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

– Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở

– Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

– Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền,trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở

Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.

Vai trò của công đoàn với người lao động?

Nội dung trên đã giải thích được công đoàn là gì? Trong nội dung của phần này sẽ nêu rõ hơn về vai trò của công đoàn với người lao động.

Xã hội hiện nay ngày càng phát triển theo đó công đoàn có vai trò ngày càng quan trọng đối với người lao động. Công đoàn có vai trò đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động, cho đoàn viên của công đoàn.

– Vai trò của công đoàn trong việc ký kết thỏa ước lao động tập thể

Nội dung của thỏa ước lao động tập thể bao gồm những cam kết về việc làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, an toàn, vệ sinh lao động và vấn đề đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Thỏa ước lao động tập thể chính là công cụ pháp lý mà công đoàn sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động.

– Vai trò của công đoàn trong việc bảo đảm về tiền lương cho người lao động

Điều mà những người lao động quan tâm khi tham gia vào quan hệ lao động là tiền lương.

Để công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp thực hiện tốt vai trò này tại Điều 57 của Bộ luật lao động có quy định khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

– Vai trò của công đoàn trong việc tham gia giải quyết việc làm cho người lao động

Người sử dụng lao động được quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong trường hợp cần thiết theo luật định.

Tuy nhiên, trước khi quyết định tạm đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Điều này khẳng định tổ chức công đoàn cơ sở là tổ chức của người lao động, đại diện cho tập thể người lao động và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

– Vai trò của công đoàn trong việc kỷ luật lao động và xử lý kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động thể hiện trong bảng nội quy của doanh nghiệp do người sử dụng lao động ban hành. Tuy nhiên, người lao động lại là đối tượng chủ yếu phải thực hiện bản nội quy này.

 Theo đó công đoàn với tư cách là đại diện tập thể người lao động có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng dự thảo nội quy lao động. Trước khi ban hành nội quy lao động thì người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong quá trình thực thi nội quy, xử lý kỷ luật lao động, công đoàn cũng có vai trò tham gia, cụ thể là tham gia phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy công đoàn có vai trò rất quan trọng đối với người lao động đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và bên sử dụng lao động.

Có nên tham gia công đoàn hay không?

Pháp luật hiện nay có quy định về quyền của người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền, trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn.

Như vậy việc tham gia vào công đoàn là quyền của người lao động, người lao động có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia vào công đoàn. Tuy nhiên với vai trò của công đoàn như đã nêu ở trên thì việc tham gia vào công đoàn đối với người lao động là cần thiết.

Kinh phí công đoàn như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 191/2013/NĐ-CP các đối tượng đóng kinh phí công đoàn gồm:

– Các cơ quan nhà nước;

– Tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội;

– Các đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;

– Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;

– Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã;

– Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động của công đoàn;

– Các tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ đó có thể thấy rằng các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị dù thành lập công đoàn hay không đều phải đóng kinh phí công đoàn.

Mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được những kiến thức cơ bản về công đoàn là gì, vai trò của công đoàn đối với người lao động và việc người lao động có nên tham gia vào công đoàn. Khi cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ theo số điện thoại 1900 6557.

>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin gia nhập công đoàn

Đánh giá bài viết:
3.9/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi