Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 3407 Lượt xem

Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được không?

Căn cứ vào quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 59 Luật cán bộ, công chức thì công chức có thể thôi việc theo nguyện vọng và bắt buộc phải có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Công chức là người làm công trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Rất nhiều người luôn mong muốn, phấn đấu để trở thành công chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng mong muốn gắn bó với vị trí đó đến khi đủ độ tuổi về hưu.

Vậy công chức có được xin thôi việc theo nguyện vọng không?Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp Quý bạn đọc giải đáp thắc mắc Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được không?.

Các trường hợp thôi việc đối với công chức?

Theo quy định tại Điều 59 Luật cán bộ, công chức thì các trường hợp thôi việc đối với công chức gồm:

+ Do sắp xếp tổ chức;

+ Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này liên quan đến việc xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Theo đó khi công chức không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định sau thì có thể bị cho thôi việc, bao gồm:

(i) Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

(ii) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại;

(iii) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.

Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được không?

Căn cứ vào quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 59 Luật cán bộ, công chức thì công chức có thể thôi việc theo nguyện vọng và bắt buộc phải có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Riêng công chức là quản lý, lãnh đạo, Điều 54 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ, công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức trong các trường hợp: Không đủ sức khỏe; Không đủ năng lực, uy tín; Theo yêu cầu nhiệm vụ; Vì lý do khác.

Sau khi từ chức, công chức lãnh đạo, quản lý được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc. Tuy nhiên, nếu chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Như vậy, Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được không là có theo từng trường hợp cụ thể.

Công chức thôi việc theo nguyện vọng được hưởng những gì?

Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP thì công chức thôi việc theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý thì sẽ được hưởng chế độ thôi việc bao gồm trợ cấp thôi việc.

Trợ cấp thôi việc được tính như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.

Thời gian tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc cho công chức, kể cả các khoảng thời gian bị đứt quãng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP

Thủ tục giải quyết thôi việc?

Công chức muốn thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải ra quyết định thôi việc bằng văn bản nếu đồng ý, còn nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì cũng phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do bao gồm một trong các lý do: Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển; công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị; do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được không? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi