• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 2366 Lượt xem

Công chức loại a1 là gì?

Sau khi được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước thì công chức sẽ được phân bổ vào các vị trí phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, đó được gọi là phân ngạch công chức.

Công chức nói chung là những người làm việc trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Vậy Công chức loại a1 là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Công chức loại a1 là gì?

Trước hết có thể hiểu công chức là những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp trung ương, địa phương, hàng tháng được hưởng lương từ Ngân sách nhà nước, thực hiện giải quyết các công việc được giao. Hiện nay, tính theo ngạch bổ nhiệm thì công chúc được chia làm 4 loại, bao gồm: Công chức loại A,công chức loại B, công chức loại C và công chức loại D.

Trong đó, công chức loại A bao gồm những chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, điều kiện để được xét tuyển công chức loại A là cá nhân phải có bằng cấp từ Đại học trở lên.

Công chức loại A1 gồm những ngạch công chức nào?

Sau khi được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước thì công chức sẽ được phân bổ vào các vị trí phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, đó được gọi là phân ngạch công chức.

Hiện nay công chức loại A1 sẽ bao gồm một số ngạch công chức như sau:
– Chuyên viên;

– Chấp hành viên;

– Công chứng viên;

– Thanh tra viên;

– Kế toán – kiểm toán viên;

– Kiểm soát viên thuế/ngân hàng/hải quan/đê điều;

– Kiểm dịch viên động vật, thực vật;

– Kiểm viên lâm chính;

– Kiểm soát viên thị trường

– Thống kế/Thẩm kế/Thẩm tra viên;

– Kiểm tra viên thuế;

– Thư ký thi hành án;

– Kỹ thuật viên bảo quản;

– Chấp hành viên sơ cấp…

Các tiêu chí phân loại của công chức a1

Có nhiều cách để phân loại công chức, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Phân loại theo trình độ đào tạo

Theo tiêu chí này thì công chức sẽ được chia làm 4 loại, đó là A, B, C, D. Trong đó công chức loại A gồm những người có trình độ chuyên môn đào tạo từ bậc đại học trở lên; công chức loại B là những người có trình độ đào tạo từ hệ Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Công chức loại C là những người có trình độ chuyên môn bậc sơ cấp còn công chức loại D sẽ là những người có trình độ đào trạo chuyên môn dưới sơ cấp.

Thứ hai: Theo ngạch chuyên môn

Công chức sẽ được phân thành 18 loại, cụ thể như sau: Công chức ngành hành chính, sự nghiệp; Công chức ngành lưu trữ; công chức ngành thanh tra; công chức ngành tài chính; công chức ngành tư pháp; cong chức ngành Nông nghiệp; công chức ngành xây dựng; công chức ngành Khí tượng thủy văn; công chức ngành Khoa học kỹ thuật; công chức ngành y tế; công chức ngành giáo dục và đào tạo, công chức ngành thể thao, công chức ngành văn hóa thông tin, công chức ngành dự trữ quốc gia.

Thứ ba: Xét theo vị trí làm việc

Công chức sẽ được chia thành hai loại, một là công chức lãnh đạo, hai là công chức chuyên môn.

Điều kiện để chuyển đổi ngạch công chức

Theo quy định của pháp luật thì chuyển ngạch công chức được hiểu là việc công chức của ngạch chuyên môn này chuyển sang ngạch của ngành có chuyên môn khác nhưng có cùng thứ bậc và nghiệp vụ được pháp luật quy định.

Đối với những người là công chức chuyển ngạch thì sẽ yêu cầu cần phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp phù phù hợp với ngạch được chuyển và ngạch phải có cùng quyền hạn như nhau.

Trường hợp những công chức đang được giao nhiệm vụ không phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ với ngạch đang làm thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp với khả năng của bản thân.

Đặc biệt, trường hợp không thực hiện việc nâng lương khi chuyển ngạch để đảm bảo được sự công bằng cho các công chức viên.

Trình tự, thủ tục chuyển ngạch công chức

Để có thể được chuyển ngạch công chức thì đơn vị, cơ sở có yêu cầu chuyển đổi sẽ phải gửi văn bản đề nghị với Sở Nội vụ. Lúc này Sở Nội vụ sẽ hoàn thành những thủ tục có liên quan sau đó sẽ tiến hành trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh nếu đó thuộc đối tượng do tỉnh quản lý, còn nếu không thì sẽ ra văn bản chuyển ngạch luôn cho đơn vị đó.

Để hoàn thành thủ tục chuyển ngạch thì đơn vị cần có hồ sơ trình lên Sở Nội vụ, và các giấy tờ cần thiết trong trường hợp này bao gồm: Công văn đề nghị chuyển đổi ngạch công chức của đơn vị, 1 bản sao quyết định lương hiện đang được hưởng của công chức thuộc đối tượng chuyển đổi, các bản sao văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ ngoại ngữ yêu cầu, chứng chỉ tin học…có chứng thực, bản photo quyết định bổ nhiệm công chức, viên chức cũ, và bản photo bổ nhiệm chức vụ mới nhất.

Quy định về các hành vi đặc biệt bị nghiêm cấm đối với công chức

Những hành vi bị nghiêm cấm đối với công chức nói chung và công chức loại a1 nói riêng là:

– Có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu người dân khi họ thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, tất cả những vấn đề người dân gặp khó khăn hay rắc rối và có nhu cầu cần phải giải quyết thì các công chức chuyên trách, có quyền hạn phải xử lý, không gây khó dễ cho người dân.

– Không được có sự phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. Đây là hành vi để đánh giá tư cách của những cán bộ, công chức nhà nước. Trong mọi việc đều phải đảm bảo sự công bằng trong cách đối xử và giải quyết yêu cầu cho người dân

– Tuyệt đối không được có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, đặc biệt là tại cơ quan, đơn vị hành chính.

– Trong quá trình làm việc không được có hành vi chia bè, kết phái với nhau

– Không được tự ý bỏ việc hay đình công

– Không được sử dụng tài sản chung để dùng vào mục đích cá nhân

– Tuyệt đối nghiêm cấm những hành vi tiết lộ bí mật quốc gia

– Không được phép tham gia vào những hoạt động kinh doanh dưới mọi hình thức như thành lập doanh nghiệp, góp vốn, đầu tư…

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Công chức loại a1 là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (20 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi