Luật Hoàng Phi Giáo dục Con gái có nên học luật kinh tế?
  • Thứ sáu, 04/08/2023 |
  • Giáo dục |
  • 214 Lượt xem

Con gái có nên học luật kinh tế?

Luật kinh tế là một tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

Hiện nay, ngành luật kinh tế đang là một trong những ngành  thu hút được nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn. Vậy Con gái có nên học luật kinh tế? Quý độc giả hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là một tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

Luật kinh tế điều chỉnh hai nhóm quan hệ chủ yếu, đó chính là:

– Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, được phát sinh thực tế trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau được phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Luật kinh tế là ngành học thừa hưởng nền tảng từ Luật học kết hợp với kiến thức trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

Kinh tế là một trong những ngành nghề không thể thiếu với thời đại phát triển như hiện nay. Trong đó luật kinh tế là ngành có sứ mệnh định hướng, kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, bền vững.

Luật kinh tế học những gì?

Một số môn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế đó là Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng…

Ngành Luật kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Học luật kinh tế ra làm gì?

Do độ khó của ngành luật chính là phải có khả năng tư duy nhạy bén, khả năng ăn nói tốt để áp dụng những điều luật vào thực tế một cách chính xác. Chính vì độ khó của nó mà ngành luật kinh tế khá kén người học và làm trong khi tất cả các tổ chức doanh nghiệp đều cần đến sự tư vấn luật pháp từ những chuyên gia chứ không phải chỉ những văn phòng luật, toàn án nhân dân, văn phòng luật sư,… mới cần đến bạn. Thế nên cơ hội việc làm của những sinh viên học luật kinh tế là rất lớn.

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành luật kinh tế, bạn có thể xin việc và đảm đương một số vị trí như sau:

– Luật sư chuyên ngành luật kinh tế với hai công việc chính cụ thể: Biện hộ và cố vấn, tư vấn cho các tổ chức kinh tế – xã hội hay tại các doanh nghiệp. Điều kiện là bạn cần phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.

– Chuyên viên/nhân viên thực hiện những dịch vụ pháp lý của luật sư.

– Chuyên viên/nhân viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp

– Giảng viên, nghiên cứu và giảng dạy về bộ môn luật kinh tế tại các trường đại học có dạy bộ môn này và  trong viện nghiên cứu hay các cơ sở giáo dục,….

Học luật kinh tế làm việc ở đâu?

Một trong những vấn đề được nhiều bạn quan tâm đó là môi trường có thể làm việc sau khi ra trường, khi ra trường bạn có thể làm việc ở những môi trường sau:

– Làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế xã hội.

– Làm việc tại cơ quan nhà nước các cấp. 

– Tòa án nhân dân các cấp, đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý.

– Ngoài ra, học luật kinh tế có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục. 

Học luật kinh tế cần có những kỹ năng gì?

Để thành công trên ngành Luật kinh tế bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Trí nhớ tốt; năng động, sáng tạo, có bản lĩnh; cẩn thận, công bằng, khách quan và trung thực; ngoại ngữ tốt; hứng thú với lĩnh vực kinh tế, thương mại; có tư duy phân tích, tư duy phản biện và khả năng diễn đạt, giao tiếp tốt để trình bày những chính kiến, lý lẽ của mình một cách trôi chảy, sắc sảo, thuyết phục. 

Con gái có nên học luật kinh tế?

Luật Kinh tế là một lựa chọn phù hợp với tất cả các bạn có yêu thích và đam mê tìm hiểu về pháp luật kinh tế và cũng có những mong muốn được làm việc trong lĩnh vực đang phát triển này.

Nếu bạn còn băn khoăn việc Con gái có nên học luật kinh tế? thì hãy yên tâm bởi vì đây là một trong những ngành học tương đối phù hợp với các bạn nữ nếu bạn có tư duy logic, có tính tỉ mỉ, kiên nhẫn trong học tập cũng như làm việc.

Bên cạnh đó ngành luật kinh tế cũng sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp và khả năng nắm bắt tâm lý một cách tinh tế giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng hơn khi gặp rắc rối phát sinh trong công việc.

Những thuận lợi khi con gái học luật kinh tế

– Với tính cách người con gái bao giờ cũng mềm mỏng, khôn khéo, đó có thể là một lợi thế rất lớn khi học luật kinh tế: một lời nói nhẹ nhàng, một nụ cười có thể làm dịu đi độ nóng của mọi cuộc đàm phán, điều này là rất quan trọng trong kinh doanh.

– Khả năng nắm bắt tâm lý người khác một cách tinh tế, kiên trì nhẫn nại cũng là một lợi thế của nữ luật sư. Sự dịu dàng, duyên dáng của phái nữ có khi lại là một thứ “vũ khí lợi hại” hơn mọi lời nói đanh thép để thu phục lòng người.

– Tính tỉ mỉ, chính xác, tận tâm, chu đáo cống hiến hết mình cũng là yếu tố khiến nữ luật sư có những thuận lợi trong công việc. Lĩnh vực luật kinh tế đang rất cần những nhân sự có tính nhẫn nại, am hiểu,… 

Khó khăn khi con gái học luật kinh tế

Luật kinh tế cần nhiều sự ghi nhớ tỉ mỉ, chính xác đến từng số liệu, ngữ nghĩa. Quan trọng hơn hết, con gái chắc chắn sẽ có những bất lợi  so với cánh mày râu bởi họ thường có khả năng hùng biện, tư duy logic, cứng rắn hơn,…

Vì vậy, nếu con gái chọn ngành luật kinh tế sẽ phải tìm cách rèn cho mình cứng cáp dần lên, quyết liệt hơn, đấu tranh nhiều hơn và phải làm chủ được cảm xúc của mình,… 

Dù cũng có những khó khăn và thuận lợi nhất định nhưng cũng có rất nhiều bạn nữ theo học ngành luật kinh tế và cũng đã thành công trên lĩnh vực này. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, cơ hội việc làm ngành luật kinh tế cũng rất rộng mở. 

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi về Con gái có nên học luật kinh tế? hy vọng rằng với những phân tích trên đây có thể giúp quý bạn đọc đặc biệt là các bạn nữ đang băn khoăn về việc có nên học luật kinh tế không có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp cho mình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

Áo dài được xem là một biểu tượng cho trang phục truyền thống của Việt Nam vì trong tà áo dài, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam được tôn vinh với vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát...

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa, chiếc áo dài có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo mà còn toát lên vẻ đẹp thanh tú và tinh tế của người con gái Việt...

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây, áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía...

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm sát chí tuyến bắc, giáp Trung Quốc. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc...

Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Trai mà chi, gái mà chi

Câu nói "Trai mà chi, gái mà chi sinh con có nghĩa có nghì là hơn" là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó thường được sử dụng để chỉ ra rằng khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi