Cơ năng là gì? Công thức tính cơ năng

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 19880 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Cơ năng là gì? Công thức tính cơ năng? Các dạng cơ năng? Khi có các thắc mắc này, Quý độc giả có thể tham khảo nội dung bài viết của chúng tôi để có thêm thông tin giải đáp:

Khái niệm cơ năng

Cơ năng là 1 đại lượng vật lý thể hiện khả năng thực hiện công cơ học của một vật. Ta nói một vật có cơ năng là khi vật đó có khả năng thực hiện công cơ học, chứ không cần vật đã thực hiện công. Nếu vật có tiềm năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. Cơ năng của vật được ký hiệu là W và được tính bằng đơn vị Jun (J).

Ví dụ: Một vật nặng đang đứng yên ở độ cao h so với mặt đất, tức là nó không thực hiện công. Nhưng vì nó có khả năng thực hiện công (khi được thả hay ném) nên vật đó vẫn có cơ năng.

Các dạng cơ năng

Có hai dạng cơ năng chính, đó là:

– Thế năng là cơ năng của vật khi ở một độ cao nhất định.  Cơ năng của vật ở độ cao so với mặt đất hoặc so với một vị trí được chọn làm mốc, gọi là thế năng hấp dẫn. Thế năng hấp dẫn bằng 0 khi vật nằm trên mặt đất. Vật có khối lượng càng lớn và ở vị trí càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. Trong khi đó, thế năng đàn hồi là cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo.

– Động năng là cơ năng của vật do chuyển động tạo ra. Vật có khối lượng càng nặng và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. Nếu vật đứng yên thì động năng bằng 0.

Công thức tính cơ năng

Công thức tính cơ năng như sau:

+ Nếu cơ năng chịu tác dụng của trọng lực

W = Wđ + Wt = ½ mv2 + ½ kx2

+ Nếu cơ năng đó chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi: 

W = Wđ + Wt = ½ mv2 + mgz

Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

– Trọng trường là không gian trong đó các vật chịu sức hút của Trái Đất (trọng lực). Khi một vật chuyển động trong trọng trường, cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó.

– Trọng trường là trường hấp dẫn xung quanh Trái Đất

Ta có công thức tính cơ năng: 

W = Wđ + Wt = 1/2mv2 + mgz.

– Khi một vật chuyển động trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực (không có tác dụng của lực cản, lực ma sát…) thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.

W = Wđ + Wt = const    hay 1/2mv2 + mgz = const.

Hệ quả:

Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường biến thiên theo quy luật sau: 

– Nếu động năng giảm thì thế năng tăng (lúc này, động năng chuyển hóa thành thế năng) và ngược lại.

– Tại một vị trí nhất định, động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.

Cơ năng của một vật khi chịu tác động của lực đàn hồi

– Lực đàn hồi được gây bởi sự biến dạng của một lò xo. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực này (không có tác dụng của lực cản, lực ma sát…), thì trong quá trình chuyển động, cơ năng của vật bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi là đại lượng bảo toàn. 

Cơ năng chịu tác động của lực đàn hồi

Ta có công thức cơ năng như sau:

W =  1/2mv2 + 1/2k(∆l)2 = const.

Một số bài tập về cơ năng

Bài 1: Một con lắc lò xo bất kỳ có độ cứng k=100N/m dao động điều hòa với phương trình: x=Acos(wt + ?). Biểu thức của thế năng là Et=0,1cos(4?t +?/2) + 0,1 J. Vậy phương trình li độ là gì?

=> Giải: x = 2 căn 10 cos (2?t + ?/4) cm.

Bài 2: Cơ năng của con lắc đơn có độ dài ký hiệu là l, vật có khối lượng ký hiệu là m chuyển động ở nơi có gia tốc là g. Khi ấy, dao động bé cùng với biên độ của góc α0 sẽ được xác định bằng công thức nào sau đây?

=> Giải: W =1/2mgl02

Bài 3: Một con lắc đơn có sợi dây với chiều dài l = 1 m, vật nặng có trọng lượng m = 0,2 kg. Ta thực hiện kéo vật nặng lệch ra khỏi vị trí cân bằng để cho phương của sợi dây có thể tạo với phương thẳng đứng đúng một góc  bằng 60 độ rồi thả nhẹ tay. Bỏ qua lực cản của không khí nên ta sẽ lấy g = 10m/s2. Chọn mốc cụ thể để tính thế năng tại vị trí cân bằng của con lắc. Tính cơ năng của vật thể đó tại vị trí thả vật cùng với vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng.

=> Giải:

Bỏ qua các yếu tố lực cản của không khí thì cơ năng sẽ được áp dụng định luật bảo toàn.

Chọn mốc thế năng bất kỳ ở 1 vị trí cân bằng (tại O).

      => WA = WtA+ WđA= WtA(DOVA = 0)

      =mghA= 0,2 x 10 (CO – CH)

      = 2 x(l – l xcosα) = 2 x (1 – l xcos60) = 1 (J)

Khi đó, WO = 1= WA(J)

      WđO = 1 (DoWto = 0)

      ⇔ 1/2mv02= 1

      ⇔ Vo = 10 (m/s)

5/5 - (6 bình chọn)