Cố định nitơ khí quyển là quá trình?
Cố định nitơ khí quyển là quá trình biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm, quá trình này do vi sinh vật thực hiện (các vi khuẩn này có enzim nitrôgenaza, có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hóa trị của nitơ để liên kết với hiđrô tạo ra NH3).
Câu hỏi:
Cố định nitơ khí quyển là quá trình?
A. Biến nitơ phân tử trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ.
B. Biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ can thiệp của con người.
C. Biến nitơ phân tử trong không khí thành nitơ tự do trong đất, nhờ tia lửa điện trong không khí.
D. Biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm.
Đáp án D.
Cố định nitơ khí quyển là quá trình biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm, quá trình này do vi sinh vật thực hiện (các vi khuẩn này có enzim nitrôgenaza, có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hóa trị của nitơ để liên kết với hiđrô tạo ra NH3).
Giải thích lý do chọn đáp án D:
Nitơ phân tử (N2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%, cây không thể hấp thụ được N2, còn NO và NO2 trong khí quyển là độc hại với thực vật. Các vi sinh vật cố định đạm có enzim nitrôgenaza có khả năng liên kết N2 với hiđrô → NH3 thì cây mới đồng hóa được.
Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ vô cơ (nitơ khoáng) và nitơ hữu cơ (trong xác sinh vật). Rễ cây chỉ hấp thụ từ đất nitơ vô cơ ở dạng: NH4+ và NO3−. Cây không hấp thụ trực tiếp nitơ trong xác sinh vật mà phải nhờ các vi sinh vật trong đất khoáng hóa thành: NH4+ và NO3−.
Quá trình cố định nitơ phân tử là quá trình liên kết N2 với H2 → NH3 (trong môi trường nước NH3 → NH4+).
– Con đường hóa học: xảy ra ở công nghiệp.
– Con đường sinh học: do vi sinh vật thực hiện (các vi khuẩn này có enzim nitrôgenaza, có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hóa trị của nitơ để liên kết với hiđrô tạo ra NH3), gồm 2 nhóm:
+ Nhóm vi sinh vật sống tự do như vi khuẩn lam có nhiều ở ruộng lúa.
+ Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật như vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp?
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng cộng sản Việt Nam lãnh...
Trước đây, khu vực nam á là thuộc địa của đế quốc?
Trước đây, khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, thời giam xâm lược kéo dài khoảng 200 năm từ (1763 – 1947), năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự...
Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì?
Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì do vị trí không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, các tỉnh phía Nam không có mùa đông lạnh, hoạt động du lịch biển nơi đây có thể diễn ra quanh...
Tóm tắt ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Với ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên xâm lược, Quân và dân nhà Trần đã làm nên những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân...
Lúng búng như ngậm hột thị là phương châm gì?
Lúng búng như ngậm hột thị là vi phạm phương châm cách thức, bởi vì nghĩa của câu lúng búng như ngậm hột thị có nghĩa là cách nói dài dòng, rườm rà, thiếu mạch lạc và không rõ...
Xem thêm